Theo một nghiên cứu của Peggy Klaus, người thành đạt chỉ có 25% là do kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi các kỹ năng mềm được trau dồi. Do đó, trong hoạt động đào tạo và phát triển con người tại các doanh nghiệp, vấn đề đào tạo kỹ năng mềm ngày càng trở nên cấp thiết. Vậy các kỹ năng mềm cần thiết cho tổ chức và hình thức đào tạo kỹ năng mềm nào giúp hoạt động L&D đạt hiệu quả cao? Hãy cùng OES tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Đào tạo kỹ năng hay kiến thức quan trọng hơn trong doanh nghiệp
Các kỹ năng mềm phổ biến trong đào tạo doanh nghiệp
Trong môi trường làm việc năng động như hiện nay, kỹ năng mềm rất cần thiết cho tất cả các cá nhân trong một tổ chức, bất kể vai trò công việc của họ là gì. Các kỹ năng mềm như kỹ năng tổ chức, xây dựng mối quan hệ hay khả năng lãnh đạo, v.v đều nhấn mạnh vai trò của con người trong tổ chức.
Những kỹ năng này cho phép các nhân viên trong công ty điều hướng môi trường làm việc, cộng tác với những người khác và hoàn thành nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả. Theo một nghiên cứu của Wonderlic, có 93% nhà tuyển dụng coi kỹ năng mềm là cần thiết hoặc rất quan trọng.
Tuy nhiên, đặc điểm các kỹ năng mềm này là vô hình nên chúng thường được coi là khó đào tạo và đo lường hơn. Thậm chí, một nghiên cứu cho rằng việc cải thiện kỹ năng mềm của công nhân nhà máy mang lại ROI 250%.
Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo kỹ năng mềm. Trên thực tế, những kỹ năng như giao tiếp và lãnh đạo đôi khi cũng quan trọng như các kỹ năng kỹ thuật.
Theo Forbes, top 10 các kỹ năng mềm cần thiết nhất bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp
- Khả năng lãnh đạo
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng sáng tạo
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Khả năng thích ứng
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Đạo đức khi làm việc
- Kỹ năng tư duy phản biện
- Kỹ năng quản trị xung đột
Tham khảo ngay Ngân hàng khóa học kỹ năng mềm – SkillHub có sẵn tại OES
e-Learning – Hình thức đào tạo kỹ năng mềm hàng đầu trong doanh nghiệp
Kỹ năng mềm có thể được đào tạo thông qua một loạt các khóa đào tạo bao gồm các chủ đề khác nhau, chẳng hạn như giao tiếp, ra quyết định hay giải quyết một vấn đề một cách khéo léo,v.v
Tuy nhiên, người học cũng có khả năng tiếp thu những kỹ năng này trong quá trình đào tạo kỹ năng cứng của mình. Ví dụ một nhóm dự án về chủ đề kỹ thuật cụ thể có thể cải thiện đồng thời các kỹ năng hợp tác, giao tiếp, tổ chức và quản lý thời gian của người học.
Đào tạo kỹ năng mềm thường phức tạp hơn kỹ năng cứng vì tính chất chủ quan của kỹ năng này. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiến hành đào tạo trong môi trường họp tập trực tuyến.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể kết hợp tổ chức hội thảo, kịch bản hoặc buổi huấn luyện 1:1 song hành với các mô-đun học online của mình. Sự kết hợp này giúp doanh nghiệp tạo ra một chương trình đào tạo có cấu trúc đảm bảo cách tiếp cận có hệ thống để cải thiện kỹ năng mềm cho nhân viên.
Các bài tập, tình huống thực hành cũng rất cần thiết cho việc rèn luyện kỹ năng mềm. Nhằm cho phép người học có thể áp dụng và hoàn thiện các kỹ năng mềm cần thiết của mình trong các tình huống thực tế.
Lợi ích khi đào tạo các kỹ năng mềm với e-Learning
Đào tạo trực tuyến mang lại lợi ích tuyệt vời đối với hoạt động L&D trong doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng khám phá một số định dạng, hình thức mà doanh nghiệp có thể đào tạo kỹ năng mềm trực tuyến thành công.
Đào tạo dựa trên kịch bản
Kịch bản là một định dạng/hình thức tuyệt vời để giới thiệu cho người học những tình huống trong thế giới thực, vì nó cung cấp một môi trường an toàn và hỗ trợ học viên có thể thực hành và trau dồi kỹ năng mềm.
Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng các tình huống để mô phỏng các tình huống dịch vụ khách hàng, trong đó người học có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp và xã hội của họ.
Bên cạnh đó, đào tạo dựa trên các kịch bản mô phỏng thực tế này là hình thức tuyệt vời trong việc phát triển tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của người học. Vì hành động của người học sẽ tác động đến diễn biến phía sau của kịch bản.
Đào tạo và hợp tác xã hội
Đào tạo e-Learning điều kiện thuận lợi cho việc học tập và công tác xã hội từ xa. Môi trường tương tác này khuyến khích người học phát triển các kỹ năng mềm cần thiết như giao tiếp, làm việc nhóm,v.v
Với hệ thống quản lý đào tạo LMS – Welearning, thông qua các tính năng trò chuyện trực tuyến trên forum, group theo từng phòng ban,v.v. Nhờ đó, người học có thể tham gia thảo luận nhóm, chia sẻ kiến thức, tham gia vào các dự án nhóm và học hỏi từ bạn bè cũng như người hướng dẫn.
Điều này tạo cơ hội tuyệt vời để cải thiện sự tương tác và giúp người học phát triển các kỹ năng cần thiết để giao tiếp và kết nối với đồng nghiệp hiệu quả.
Đào tạo theo nhịp độ riêng
Thông thường, việc đào tạo truyền thống do người hướng dẫn trực tiếp diễn ra vào một thời điểm nhất định tại một địa điểm được sắp xếp. Ngược lại, đào tạo trực tuyến cho phép người học cải thiện kỹ năng theo tốc độ của riêng họ, điều này tạo sự linh hoạt cần thiết cho người học.
Thay vì tham gia các nội dung đào tạo kỹ năng cố định, người học có thể linh động tập trung vào các lĩnh vực kỹ năng mềm cụ thể mà họ cần phát triển. Bên cạnh đó, người học có thể xem lại các nội dung khóa học bất cứ lúc nào mình muốn.
Ngoài ra, điều này sẽ thúc đẩy quá trình học tập liên tục và tự hoàn thiện bản thân vì người học có thể tiếp tục hành trình học tập
Đào tạo cá nhân hóa
Đào tạo cá nhân hóa giúp doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu và mục tiêu đào tạo cụ thể của từng người học. Điều này cho phép người học chủ động trong việc định hình quá trình học tập của mình.
Chẳng hạn, một trong những người học của tổ chức có thể là một người giao tiếp văn bản xuất sắc nhưng lại thiết sự đồng cảm khi giao tiếp trực tiếp. Tương tự, một cá nhân khác có thể giao tiếp tốt nhưng lại thiếu kỹ năng lắng nghe tích cực. Như vậy, những người học này sẽ cần được đào tạo theo lộ trình riêng được cá nhân hóa để thu hẹp khoảng cách về kỹ năng cụ thể của họ.
Phân tích kết quả đào tạo
Phân tích hiệu quả đào tạo các kỹ năng mềm cần thiết có thể khó khăn, vì những kỹ năng này liên quan đến hành vi, thái độ và tương tác giữa các cá nhân nên rất khó định lượng và đo lường một cách khách hàng.
Tuy nhiên, với hệ thống quản lý đào tạo Welearning, doanh nghiệp hoàn toàn có thể phân tích quá trình đào tạo kỹ năng mềm của mình để xác định tác động và mức độ hiệu quả của chương trình L&D. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng các thông số kỹ thuật như xAPI, SCORM cho phép quản trị viên theo dõi và ghi lại quá trình học tập, trải nghiệm của học viên.
Khi nào doanh nghiệp cần đào tạo kỹ năng mềm cho nhân sự?
Khi nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân sự đối với hiệu suất làm việc và sự phát triển tổng thể của tổ chức. Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên. Tuy nhiên, nên triển khai đào tạo những kỹ năng nào và kỹ năng nào cần ưu tiên đào tạo, lúc này doanh nghiệp cần tiến hành phân tích nhu cầu đào tạo của tổ chức.
Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp lớn với đội ngũ nhân sự động đảo, đây là vấn đề vô cùng cấp thiết để các nhà lãnh đạo, quản trị ra quyết định đúng đắn, có nên phát triển các kỹ năng mềm hay không, nhân viên mong đợi và có nhu cầu phát triển kỹ năng nào, đào tạo với hình thức trực tiếp hay e-Learning,v.v
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách phân tích nhu cầu đào tạo cho tổ chức, doanh nghiệp
Kết
Hy vọng thông qua bài viết này, doanh nghiệp có thể xác định các kỹ năng mềm cần thiết và thời gian phù hợp triển khai hoạt động đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự. Đào tạo kỹ năng mềm trong một tổ chức có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng e-Learning hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp làm tốt điều đó.
Để tìm hiểu thêm về các phương thức, cách triển khai hệ thống LMS cũng như cập nhật các xu hướng e-Learning mới nhất, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam nhé!