Cơ hội nào cho các tổ chức NGO trong bức tranh chuyển đổi số Việt Nam?
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Cơ hội nào cho các tổ chức NGO trong bức tranh chuyển đổi số Việt Nam?

Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Bối cảnh này cũng đã tạo ra một làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) tại Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ đã mở ra những cơ hội to lớn giúp các NGOs tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả và tác động tích cực đến xã hội. Vậy trong bức tranh chuyển đổi số, cơ hội nào đang đến với các tổ chức NGO? 

Xem thêm: Triển khai giải pháp e-Learning tại các tổ chức phi chính phủ trên thế giới có gì khác biệt?

Công nghệ được áp dụng mạnh mẽ hơn trong mọi mặt

Theo thống kê, đến tháng 9/2022, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 72,1 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ 73,2% dân số. Với con số này, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 12 trên thế giới về lượng người dùng Internet, chứng tỏ sự bao phủ và ảnh hưởng của công nghệ trong đời sống hàng ngày. Tỉ lệ gia tăng này không chỉ thể hiện xu hướng toàn cầu về sự tích hợp của công nghệ vào mọi khía cạnh của xã hội, mà còn phản ánh sự tiếp cận rộng rãi của người dân Việt Nam với thế giới kỹ thuật số. 

Cụ thể hơn, điều này còn được thể hiện qua các một vài yếu tố sau: 

  • Sự phát triển của hạ tầng viễn thông: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông. Hiện nay, tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động của Việt Nam đã đạt 99,9%, tỷ lệ phủ sóng Internet băng rộng di động đạt 99,73%.  
  • Giá thành Internet ngày càng hợp lý: Giá thành Internet tại Việt Nam đã giảm đáng kể trong những năm gần đây.  
  • Tăng cường giáo dục và đào tạo về công nghệ: Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc tăng cường giáo dục và đào tạo về công nghệ cho người dân, giúp người dân có kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng công nghệ một cách hiệu quả.

Chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam 

Chuyển đổi số không chỉ giới hạn ở việc tạo ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp và ngành công nghiệp, mà còn mang đến những thay đổi cấp bách trong cách xã hội và cộng đồng tương tác với công nghệ. 

Chính vì vậy, chuyển đổi số không chỉ là một ưu tiên mà còn là một trong những mục tiêu hàng đầu của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là trong chiến lược phát triển con người đến năm 2045. Việc đặt chuyển đổi số vào vị thế hàng đầu phản ánh cam kết mạnh mẽ của Chính phủ đối với việc thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua ứng dụng hiệu quả của công nghệ.

Giáo dục là con đường bền vững giúp giải quyết các vấn đề xã hội

Giáo dục đã, đang và sẽ không ngừng đóng vai trò quan trọng như một con đường bền vững để giải quyết những vấn đề xã hội đang ngày càng phức tạp. Một phần quan trọng của đổi mới giáo dục là sự xuất hiện và phát triển của các chương trình giáo dục và đào tạo trực tuyến.  

Đây cũng là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc giảm bớt khoảng cách và tạo cơ hội cho những đối tượng yếu thế trong xã hội. Nhờ vào các nguồn tài nguyên trực tuyến, họ có cơ hội tiếp cận kiến thức cũng như các kỹ năng mà trước đây gặp khó khăn hoặc không thể do những hạn chế của giáo dục truyền thống. Đồng thời, giáo dục trực tuyến cũng thúc đẩy sự linh hoạt và tiện lợi trong quá trình học, tạo điều kiện cho sự học tập không giới hạn về không gian và thời gian. 

Xem thêm: Đánh bật giới hạn với giải pháp e-Learning cho những người yếu thế 

Cơ hội tương lai cho các tổ chức NGO

Việt Nam đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đồng thời kinh tế Việt Nam cũng duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Nhờ vậy, người dân có thêm cơ hội tiếp cận với các nguồn lực, cơ hội, và dịch vụ, từ đó cải thiện đời sống của mình.  

Chính vì thế, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam không chỉ tạo ra những cơ hội mới mà còn tác động đáng kể đến đối tượng yếu thế truyền thống. Điều này đặt ra một thách thức mới cho các tổ chức NGO, khi cần điều chỉnh chiến lược của mình để đảm bảo rằng hoạt động của họ phản ánh và đáp ứng đúng đắn đối với bối cảnh xã hội mới này. 

Việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động của mình sẽ giúp các tổ chức NGO: 

Giúp tổ chức NGO triển khai các dự án hiệu quả hơn 

Công nghệ giúp các NGOs tự động hóa các quy trình, thu thập và phân tích dữ liệu, tương tác với đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả hơn. Nhờ vào công nghệ, tổ chức NGO không chỉ có thể giảm bớt thủ tục thủ công mà còn tăng cường sự chính xác và khả năng kiểm soát trong quản lý dự án. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ cũng mở ra khả năng thu thập và phân tích dữ liệu một cách toàn diện. NGOs có thể hiểu rõ hơn về ngữ cảnh và ảnh hưởng của dự án thông qua số liệu và thống kê chính xác, từ đó tạo dựng nền tảng cho việc điều chỉnh chiến lược và quy trình làm việc để tối ưu hóa hiệu suất các dự án.  

Tiếp cận nhiều dự án mới có giá trị cao hơn 

Một trong những ưu điểm quan trọng của việc sử dụng công nghệ là khả năng mở rộng mạng lưới liên kết. Các tổ chức NGO có thể sử dụng các nền tảng trực tuyến để tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ với các đối tác mới để sở hữu thêm nguồn lực và kiến thức, đồng thời khám phá nhiều dự án mới có giá trị cao hơn. Ví dụ, một NGO có thể sử dụng các nền tảng trực tuyến để kết nối với các tổ chức phi chính phủ ở các nước khác, cùng triển khai các dự án hỗ trợ người tị nạn. 

Ngoài ra, công nghệ còn là một trợ thủ đắc lực trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tìm kiếm nguồn tài trợ. Các nền tảng trực tuyến, cơ sở dữ liệu, và các công cụ tìm kiếm sẽ giúp NGOs xác định và tiếp cận những nguồn tài trợ phù hợp với mục tiêu của mình.  

Được các Quỹ/Nhà tài trợ đánh giá cao hơn 

Việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động của mình sẽ giúp NGOs thể hiện được khả năng giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả, tiếp cận được nhiều đối tượng hơn, cũng như thể hiện sự linh hoạt và đổi mới trong quản lý dự án. Tính minh bạch của dự án cũng như khả năng đo lường tác động của dự án và thông tin dữ liệu cũng sẽ rõ ràng, chính xác hơn.  

Nhờ vậy, các Quỹ/Nhà tài trợ sẽ có cơ sở niềm tin để đánh giá cao hơn, đem lại cho NGOs cơ hội để mở rộng và duy trì hỗ trợ tài chính. Đây còn là một động lực mạnh mẽ để các tổ chức tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng các dự án của mình. 

Quy mô tác động của các dự án của các tổ chức NGO lớn hơn 

Áp dụng công nghệ, NGOs sẽ tăng cường khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu rộng rãi và hiệu quả. Ví dụ, các tổ chức NGO có thể sử dụng các nền tảng trực tuyến để cung cấp giáo dục cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, hoặc hỗ trợ người dân bị thiên tai, bão lũ ở những khu vực bị cô lập. Khả năng tiếp cận này không chỉ giúp NGOs nhanh chóng đạt được sự quan tâm của đối tượng mục tiêu mà còn mở rộng quy mô tác động của dự án thông qua việc tăng cường tầm ảnh hưởng trong cộng đồng, mở rộng dịch vụ và lợi ích đến nhiều người hơn, hoặc thậm chí là mở rộng phạm vi địa lý của các dự án. 

Bằng cách tận dụng công nghệ, các tổ chức NGO có thể tối ưu hóa tác động của mình và thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong cộng đồng và xã hội một cách có hệ thống và bền vững. 

Xem thêm: Vì sao nên sử dụng LMS để đào tạo tình nguyện viên tổ chức phi chính phủ? 

Kết 

Chuyển đổi số không chỉ là thách thức mà còn là con đường mở ra nhiều cơ hội mới, và vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong bối cảnh này trở nên ngày càng quan trọng. Có thể khẳng định rằng, công nghệ là chìa khóa giúp các tổ chức NGO phát triển và thành công trong thời đại chuyển đổi số. Hãy nắm bắt cơ hội của chuyển đổi số để tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội. Để được tư vấn thêm về áp dụng công nghệ thành công trong các dự án cộng đồng, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam nhé! 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x