Chuẩn hóa quy trình triển khai e-Learning cho doanh nghiệp
SELECT MENU
Cộng đồng E-learning

Chuẩn hóa quy trình triển khai e-Learning cho doanh nghiệp

Khi triển khai dự án e-Learning, nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn bắt đầu từ việc xây dựng, phát triển phần mềm LMS vì nghĩ rằng đây là điểm mấu chốt. Tuy nhiên đây thực sự là một sai lầm đáng tiếc khi vấn đề cốt lõi ở đây chính là cách thức triển khai nội dung đào tạo e-Learning, bao gồm việc số hoá nội dung và triển khai trong doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng OES tìm hiểu quy trình triển khai e-Learning chuẩn và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp nhé.

Xem thêm: Làm chủ quy trình số hóa tài liệu trong thế kỷ 21

Những lưu ý khi số hoá nội dung cho doanh nghiệp

Nếu hệ thống LMS được ví như cơ sở vật chất của lớp học truyền thống thì nội dung số hoá được ví như người thầy. Thật vậy, nếu trang bị của lớp học bình thường nhưng người thầy tốt, việc học vẫn đạt hiệu quả cao. Ngược lại, một khi người thầy không tốt thì dù trang bị của lớp học có trang bị của lớp học có đầu tư thế nào đi nữa, việc học cũng chỉ như nước đổ lá khoai.

Doanh nghiệp nên lưu ý rằng hạng mục số hoá nội dung có thể tiến hành song song và độc lập với việc lựa chọn LMS. Nếu khối lượng nội dung cần số hoá lớn, doanh nghiệp có thể phân chia các bài giảng bằng cách sử dụng dịch vụ của 2-3 nhà cung cấp ở thời gian đầu để có thể đáp ứng về tiến độ và đánh giá sơ bộ chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp. Từ đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn được đối tác chiến lược để thực hiện phần lớn nội dung cần số hoá.

Xem thêm: Số hóa nội dung đào tạo nội bộ của doanh nghiệp – Cần hay không?

Quy trình triển khai e-Learning cho doanh nghiệp

Sau khi đã chuẩn bị xong về hệ thống phần mềm cũng như các chế tài cần thiết, doanh nghiệp nên bắt đầu thực hiện quy trình triển khai e-Learning như sau: 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số yếu tố khi thực hiện quy trình triển khai e-Learning này. Cụ thể hơn, OES đưa ra một ví dụ về khoá Đào tạo Hội nhập – nội dung số hoá e-Learning đầu tiên. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ mong muốn kiểm duyệt nội dung qua nhiều phòng ban khác nhau để các thông tin được khách quan và đa chiều hơn. Trên thực tế, việc không đồng thuận hay có những đóng góp trái chiều trong quá trình hoàn thiện bài giảng sẽ dẫn đến lãng phí thời gian. 

Mặt khác, một mâu thuẫn thường gặp của doanh nghiệp là cho rằng ngân sách không cao nên chất lượng sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên doanh nghiệp nên hiểu rõ rằng, những khoá đầu tiên càng cần được chú trọng đầu tư để mang lại hiệu ứng tốt cho các khoá tiếp theo.

Các nhóm khách hàng khác nhau nên chọn giải pháp e-Learning khác nhau

Trước đây, e-Learning chỉ là sân chơi của các ông lớn, đặc biệt là khối FDI có công ty mẹ ở nước ngoài. Để có thể triển khai e-Learning, doanh nghiệp phải đầu tư mua hệ thống phần mềm tối thiểu 500 triệu đồng cùng với việc bổ sung thêm hạ tầng server, nhân lực IT vận hành.

Ngày nay, nhờ có sự phát triển của nền tảng đám mây, nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã có thể áp dụng quy trình triển khai e-Learning vào đào tạo. Bằng cách thuê phần mềm theo số lượng user (sử dụng bao nhiêu tài khoản thì trả phí bấy nhiêu), chi phí e-Learning được tối ưu hơn rõ rệt. Đồng thời nhờ có giải pháp thuê phần mềm, doanh nghiệp có thể bắt đầu hoặc tiếp tục mở rộng dự án e-Learning mà không phải tốn thời gian và công sức để đầu tư thêm server, tiến hành cài đặt, vận hành từ trước.

Dưới đây OES xin chia sẻ một số phương án phù hợp với tính chất và quy mô của từng doanh nghiệp:

Về quy mô

Với doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn 1000 nhân viên:

Nên sử dụng phương án thuê theo số lượng user hàng tháng với chi phí trung bình hiện nay chỉ với 25.000 -30.000đ/user/tháng.

Với doanh nghiệp có quy mô lớn hơn 1000 nhân viên:

Có thể sử dụng phương án thuê theo số lượng user hàng tháng, tuy nhiên với quy mô này, việc đầu tư mua trọn gói phần mềm có thể sẽ tối ưu chi phí hơn, trung bình từ 500 triệu đến 1,5 tỷ đồng/hệ thống phụ thuộc vào quy mô và các tính năng yêu cầu.

Theo tính chất công việc

Nhìn chung, có 2 giải pháp LMS khác nhau: dành cho đào tạo nội bộ (thiên nhiều về quản lý học tập) và dành cho kinh doanh khóa học online (thiên nhiều về quản lý khách hàng, thanh toán khóa học).

Đối với các ngân hàng hay các đơn vị cần độ bảo mật cao:

Nên sử dụng phương án mua trọn gói phần mềm hoặc thuê phần mềm kiểu hybrid, nghĩa là nền tảng code sẽ nằm ở server nhà cung cấp do nhà cung cấp quản lý nhưng các data sinh ra trong quá trình vận hành nằm ở server của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý, và doanh nghiệp không phải đầu tư một khoản chi phí mua phần mềm khá lớn ban đầu.

Đối với các doanh nghiệp có đội ngũ IT nội bộ và không yêu cầu quá nhiều về giao diện, tính năng quản lý của LMS:

Doanh nghiệp có thể cài đặt hệ thống LMS trên mã nguồn mở miễn phí như Moodle,eDx,…

Đối với các doanh nghiệp không yêu cầu cao về tính năng về quản lý và số lượng truy cập lớn:

Doanh nghiệp có thể tự thiết lập hoặc mua một LMS trên nền tảng web 2.0 WordPress, phương án này có chi phí từ 50-200tr.

Xem thêm: Hệ thống e-Learning đã cải thiện nhược điểm của đào tạo truyền thống như thế nào?

Kết

Như vậy, trên đây là quy trình triển khai e-Learning cơ bản cho doanh nghiệp. Nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn để áp dụng cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam nhé!

Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

DMCA.com Protection Status

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x