Chiến lược tối ưu hóa sức mạnh cạnh tranh trong nội bộ ngành
SELECT MENU

Blog

Chiến lược tối ưu hóa sức mạnh cạnh tranh trong nội bộ ngành

Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, sự hợp tác được xem là yếu tố then chốt dẫn đến thành công cho doanh nghiệp.. Tuy nhiên, cạnh tranh trong nội bộ ngành xảy ra tại một doanh nghiệp thay vì thúc đẩy tiến bộ có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho tinh thần, năng suất và hiệu quả làm việc chung của nhân viên. Bài viết này OES sẽ phân tích những thách thức của cạnh tranh nội bộ và đề xuất các chiến lược thúc đẩy môi trường làm việc hợp tác hiệu quả, hãy cùng theo dõi nhé!

Xem thêm: Vai Trò Của Đào Tạo Trong Chiến Lược Phát Triển Và Chiến Lược Cạnh Tranh Doanh Nghiệp

Những thách thức doanh nghiệp phải đối mặt khi xảy ra cạnh tranh trong nội bộ ngành 

Khi xảy ra cạnh tranh trong nội bộ ngành, văn hoá doanh nghiệp có thể trở nên độc hại. Khi đó, các đồng nghiệp bị coi là đối thủ thay vì là đồng minh, việc trao đổi và chia sẻ các thông tin sẽ bị hạn chế. Điều này dẫn đến những hệ quả tiêu cực bao gồm sự tin tưởng, giao tiếp kém hiệu quả và bầu không khí cạnh tranh cản trở các nhân viên sáng tạo và đổi mới trong quá trình làm việc. Hơn nữa, khi nhân viên ưu tiên thành công cá nhân hơn mục tiêu chung, tổ chức sẽ trở nên kém gắn kết và hiệu quả hoạt động giảm sút.

Cụ thể, dưới đây là 2 “mối nguy” điển hình trong doanh nghiệp có thể dẫn đến  cạnh tranh trong nội bộ ngành: 

Bẫy cản trở 

Đây là hiện tượng phổ biến trong môi trường doanh nghiệp và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cạnh tranh trong nội bộ ngành. Hiện tượng này thể hiện việc lãnh đạo đã vô tình cản trở hiệu quả của nhân viên. Theo nghiên cứu của PwC năm 2022, khảo sát 10.000 nhân viên trên toàn cầu cho thấy 72% người tin rằng lãnh đạo của họ không tạo ra môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. 

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể xuất phát từ việc thiếu định hướng rõ ràng, đánh giá năng lực tổ chức thiếu chính xác hoặc áp dụng các chính sách không hiệu quả. Khi lãnh đạo không nhận thức được những hành vi cản trở này, tinh thần nhân viên sẽ giảm sút, dẫn đến tỷ lệ thôi việc tăng cao, đặc biệt là ở những nhân viên có năng lực cao. Và lúc này sẽ xảy ra sự cạnh tranh trong nội bộ ngành giữa nhân viên và lãnh đạo.

Hiệu ứng Silo

Nói một cách ngắn gọn, Silo là tình trạng tâm lý trong đó các bộ phận không mong muốn hợp tác và chia sẻ thông tin với những đồng nghiệp khác trong cùng một doanh nghiệp. 

Hiệu ứng Silo xảy ra khi nhân viên bị cô lập trong các phòng ban hoặc bộ phận riêng biệt, dẫn đến thiếu chia sẻ thông tin và cộng tác hiệu quả. Điều này cản trở khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp. Hiệu ứng Silo cũng có thể dẫn đến lãng phí và kém hiệu quả do các nhóm riêng biệt thực hiện các dự án trùng lặp.

Chiến lược tối ưu hóa sức mạnh cạnh tranh trong nội bộ ngành

Để hạn chế tác động tiêu cực của cạnh tranh nội bộ ngành, các doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược thúc đẩy môi trường làm việc hợp tác, đề cao tinh thần tập thể và hướng đến mục tiêu chung. Dưới đây là một số chiến lược hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng để tối ưu hóa sức mạnh cạnh tranh trong nội bộ ngành: 

Thiết lập các mục tiêu chung 

Nền tảng văn hoá doanh nghiệp chính là ý thức rõ ràng về mục đích và mục tiêu chung. Khi hiểu được mục tiêu chung của doanh nghiệp và cách thức đóng góp của bản thân, các nhân viên sẽ có xu hướng hợp tác và cùng nhau nỗ lực để hướng đến thành công chung.  Các nhà lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt và đảm bảo rằng nhân viên thấu hiểu mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Để thiết lập ý thức về mục đích chung, điều tiên quyết là nhân viên phải thấu hiểu tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp. Việc này có thể đạt được thông qua giao tiếp thường xuyên đến từ phía lãnh đạo, kết hợp với các chương trình đào tạo và phát triển nhằm củng cố giá trị, mục tiêu chung của doanh nghiệp. 

Bên cạnh việc chia sẻ tầm nhìn và sứ mệnh chung, các nhà lãnh đạo nên phối hợp chặt chẽ cùng nhân viên để xây dựng hệ thống mục tiêu rõ ràng, đo lường được cho từng bộ phận, phòng ban và mỗi cá nhân. Những mục tiêu này phải nhất quán với mục tiêu chung của doanh nghiệp và được đánh giá thường xuyên để đảm bảo tiến độ, đồng thời hạn chế tối đa sự cạnh tranh nội bộ do thiếu sự thống nhất trong mục tiêu.

Xây dựng các mối quan hệ nội bộ bền chặt 

Xây dựng mối quan hệ nội bộ bền chặt là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sức mạnh cạnh tranh trong nội bộ ngành. Bằng cách tạo ra môi trường làm việc tích cực, cởi mở và hỗ trợ, doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân nhân tài, tăng cường hiệu quả làm việc và đạt được thành công lâu dài.

Việc giao tiếp cởi mở và minh bạch là yếu tố then chốt để xây dựng mối quan hệ bền chặt và thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả. Các nhà lãnh đạo cần khuyến khích nhân viên thoải mái chia sẻ ý tưởng, mối quan tâm và phản hồi của họ, đồng thời cởi mở đón nhận những lời góp ý mang tính xây dựng. Việc này có thể được thực hiện thông qua các cuộc họp thường xuyên, các hoạt động xây dựng nhóm và thiết lập một văn hóa doanh nghiệp minh bạch và hỗ trợ lẫn nhau.

Ngoài ra, việc các nhà lãnh đạo tại doanh nghiệp đứng ra để giải quyết các “xung đột” một cách xây dựng và tích cực đồng thời hỗ trợ nhân viên trong việc tìm kiếm giải pháp có lợi cho tất cả các bên liên quan.

Cải thiện chế độ khen thưởng 

Chế độ khen thưởng truyền thống hiện nay thường tập trung vào kết quả của riêng một cá nhân. Mặc dù việc ghi nhận này là điều quan trọng nhưng các doanh nghiệp cũng nên thiết kế các chế độ khen thưởng ghi nhận và khuyến khích tinh thần tập thể. Các hình thức khen thưởng có thể bao gồm: thưởng theo nhóm, chương trình công nhận chung, các biện pháp khuyến khích khác nhằm thúc đẩy tinh thần hợp tác và làm việc hướng đến mục tiêu chung.

Thiết kế lại hệ thống khen thưởng là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sức mạnh cạnh tranh nội bộ ngành. Bằng cách xây dựng hệ thống khen thưởng phù hợp, doanh nghiệp có thể khuyến khích hợp tác, chia sẻ kiến thức, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động, đồng thời thu hút và giữ chân nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp.

Tổ chức các hoạt động đào tạo phù hợp để giảm thiểu cạnh tranh trong nội bộ ngành

Tổ chức các hoạt động đào tạo phù hợp là một khoản đầu tư mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bằng cách xây dựng chương trình đào tạo hiệu quả, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của nhân viên, đồng thời giảm thiểu sự cạnh tranh nội bộ trong ngành và thúc đẩy sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Đào tạo không chỉ đơn giản là một quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng mà còn để thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp cho các nhân viên. Nhân viên trong những doanh nghiệp có những hoạt động đào tạo bài bản thường có xu hướng gắn kết và đóng góp tích cực hơn. Đặc biệt, còn giảm được tình trạng cạnh tranh trong nội bộ ngành xảy ra một cách tiêu cực. 

Hiện nay, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn mô hình đào tạo trực tuyến cho nhân viên để họ có thể chủ động học tập mọi lúc, mọi nơi giúp hoạt động đào tạo đạt hiệu quả cao hơn nhất.

Xem thêm: Giải Pháp Toàn Diện Cho Bài Toán Đào Tạo Doanh Nghiệp Với Phần Mềm Quản Lý Đào Tạo 

Phát triển đội ngũ chuyên môn cao với giải pháp e-Learning 

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, việc sở hữu đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao đóng vai trò quyết định, giúp doanh nghiệp vững vàng vị thế và vượt qua các thách thức cạnh tranh nội bộ. Tuy nhiên, việc đào tạo và bồi dưỡng nhân viên truyền thống thường gặp nhiều hạn chế như tốn kém chi phí, thời gian và địa điểm. Giải pháp e-Learning (Học tập trực tuyến) chính là chìa khóa đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng và triển khai hiệu quả giúp nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên một cách linh hoạt và tiết kiệm, từ đó tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững.

Với e-Learning, nhân viên có thể học tập mọi lúc mọi nơi, thông qua các bài giảng trực tuyến, video, bài tập tương tác và các tài liệu học tập phong phú. Điều này giúp họ tiếp thu kiến thức một cách chủ động và hiệu quả hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian di chuyển và chi phí tham gia các khóa học truyền thống.

Do vậy, với sự đầu tư đúng đắn vào e-Learning, doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Xem thêm: Quy Trình Triển Khai Giải Pháp E-Learning Cho Doanh Nghiệp, Tổ Chức Do OES Thực Hiện

Kết

Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh, việc tăng cường năng lực cạnh tranh và khắc phục vấn đề cạnh tranh nội bộ ngành là chìa khóa dẫn đến thành công cho doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng các chiến lược hiệu quả như phát triển đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, xây dựng văn hóa hợp tác, đổi mới sáng tạo và tối ưu hóa quy trình vận hành, doanh nghiệp có thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững và bứt phá khỏi vòng xoáy cạnh tranh nội bộ. 

Nếu quý doanh nghiệp đang quan tâm đến giải pháp e-Learning toàn diện, hãy LIÊN HỆ NGAY với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến để được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm.

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x