Cách xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất 
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Cách xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất 

Trong một tổ chức, phát triển văn hóa học tập mạnh mẽ là điều các chuyên gia L&D luôn muốn hướng đến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá văn hóa học tập là gì, nó mang lại lợi ích gì và làm thế nào để xây dựng văn hóa học tập cho doanh nghiệp của mình nhé! 

Xem thêm: Triển khai hệ thống e-Learning, không phải là bây giờ thì là bao giờ? 

Văn hóa học tập là gì?

Văn hóa học tập khá tương đồng với văn hóa doanh nghiệp, vì đây là một khái niệm khác mơ hồ. Có một vài định nghĩa rằng: 

  • Theo Trung tâm Lãnh đạo sáng tạo (Center for Creative Leadership), văn hóa học tập là một môi trường thể hiện và khuyến khích việc học tập của cá nhân và tổ chức, bao gồm cả việc thu thập và chia sẻ kiến thức đề được ưu tiên, đánh giá cao và khen thưởng. 
  • Theo Lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay (Business Leardership today), văn hóa học tập là một nền văn hóa trong đó việc thử những điều mới và thất bại không chỉ được chấp nhận, mà còn được khuyến khích tích cực. Các thành viên trong nhóm có thời gian và không gian để trau dồi kiến thức và phát triển các kỹ năng mới. 

Như vậy, văn hóa học tập có thể được hiểu là hình thành bởi một cộng đồng bao gồm các giá trị, nguyên tắc và hành vi học tập, trong đó tất cả đều hướng đến mục đích thúc đẩy quá trình học tập và phát triển liên tục. Để hiểu sâu hơn, chúng ta hãy cùng khám phá những đặc điểm thiết yếu của văn hóa học tập 

Các đặc điểm chính của văn hóa học tập trong doanh nghiệp

Văn hóa học tập trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự phát triển của nhân viên. Dưới đây là một số đặc điểm chính của văn hóa học tập trong doanh nghiệp: 

  • Tư duy phát triển: Nhân viên trong doanh nghiệp có thể đoàn kết với nhau khi họ có chung tư duy phát triển với tập thể của mình. Đây là niềm tin chung rằng, họ có thể phát triển kiến thức, kỹ năng và khả năng của mình thông qua sự tập trung, làm việc chăm chỉ và cống hiến cho doanh nghiệp. 
  • Thử nghiệm: Thật khó để đổi mới và sáng tạo với những ý tưởng mạnh mẽ nếu không thử nghiệm. Điều này đã trở thành một phần quan trọng của bất kỳ nền văn hóa học tập phát triển ở các tổ chức, doanh nghiệp. Thử nghiệm cho phép chúng ta học hỏi từ những thất bại và giải quyết các vấn đề trong môi trường thực tế. 
  • Chia sẻ kiến thức: Trong một tổ chức hay cộng đồng, thay vì một tập thể các cá nhân biệt lập thì sự hợp tác và giao tiếp cởi mở luôn được doanh nghiệp khuyến khích tích cực.  
  • Hỗ trợ học tập: Nếu công ty chưa đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp, văn hóa học tập trong tổ chức sẽ dần lụi tàn. Như vậy, khi công ty muốn phát triển một nền văn hóa học tập mạnh mẽ nên có những điều khoản, tạo điều kiện, hỗ trợ nhân viên tiếp cận các nguồn tài nguyên và công cụ có giá trị hỗ trợ việc tiếp thu kiến thức. 
  • Cam kết của lãnh đạo: Văn hóa học tập cần song hành với sự cam kết của toàn bộ tổ chức đối với sự phát triển. Do vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên thể hiện thông qua tinh thần, sự cống hiến của mình cho mục tiêu chung của tổ chức. 

Xem thêm: Đào tạo kỹ năng hay kiến thức quan trọng hơn trong doanh nghiệp 

Lợi ích của văn hóa học tập trong doanh nghiệp

Động lực lớn nhất tác động đến hoạt động kinh doanh trong công ty là sức mạnh của văn hóa học tập. Theo một nghiên cứu của Deloitte, các tổ chức có văn hóa học tập mạnh mẽ có để nâng cao hiệu suất của mình. Cụ thể, những tổ chức này có lợi ích hơn so với tổ chức không chú trọng vào việc phát triển văn hóa học tập như: 

  • Có khả năng đổi mới cao hơn 92% 
  • Có khả năng sinh lời với khả năng dẫn đầu thị trường cao hơn 17% 
  • Có kỹ năng để chuẩn bị tốt hơn 58% để đáp ứng những thử thách trong tương lai 
  • Có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn 34% 
  • Có khả năng cung cấp các giải pháp, dịch vụ chất lượng cao với hơn 34% 
  • Có năng suất nhân viên cao hơn 37% 

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu khác của Towards Maturity (hiện là Mind Tools) kết quả rằng, chỉ 10% tổ chức đạt đến đỉnh “Đường cong chuyển đổi (The Transformation Curve)” và nuôi dưỡng văn hóa học tập mạnh mẽ. Qua đó, các tổ chức này nhận lại một số lợi ích như: 

  • Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn gấp 3 lần 
  • Năng suất cao hơn gấp 3 lần 
  • Cuối cùng, lợi nhuận cũng cao cấp 3 lần 

Qua hai nghiên cứu trên, điều này chứng tỏ văn hóa học tập mạnh mẽ không phải là một khái niệm mơ hồ. Thay vào đó, việc xây dụng văn hóa học tập phù hợp sẽ có tác động lớn đến lợi nhuận của tổ chức. Vậy xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp thế nào để tạo ra hiệu quả. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể với đường cong chuyển đổi trong phần tiếp theo. 

Cách xây dựng văn hóa học tập nâng cao hiệu suất với đường cong chuyển đổi

Đường cong chuyển đổi (The Transformation Curve) được phát triển dựa trên cơ sở dữ liệu rộng lớn của hơn 6.500 chuyên gia L&D, nhằm hướng tới sự phát triển đã xác định bốn giai đoạn chính để xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp mạnh mẽ. 

Cụ thể, đường cong chuyển đổi có thể giúp chiến lược L&D của tổ chức phát triển văn hóa học tập qua bốn giai đoạn sau: 

  • Giai đoạn 1: Tối ưu hóa đào tạo (Optimising Trainning) 
  • Giai đoạn 2: Kiểm soát (Taking Control) 
  • Giai đoạn 3: Cân nhắc (Letting Go) 
  • Giai đoạn 4: Chia sẻ kinh nghiệm (Sharing Responsibility) 

Giai đoạn 1: Tối ưu hóa đào tạo (Optimising Trainning) 

Ở giai đoạn đầu tiên, doanh nghiệp tập trung vào việc cung cấp càng nhiều nội dung đào tạo càng tốt với chi phí thấp. Điều quan trọng cần tối ưu ở đây là tên của. Vì vậy, cần ưu tiên các hoạt động sau: 

  • Thiết lập chiến lược L&D của tổ chức 
  • Triển khai hệ thống quản lý học tập (LMS) 
  • Cung cấp nội dung đào tạo cho người học 

Như vậy, ở giai đoạn này không hướng đến việc tập trung vào người học mà cần học viên coi trải nghiệm đào tạo như những tuân thủ của tổ chức yêu cầu họ vượt qua. Đây cũng là giai đoạn đặt nền móng cho sự thành công trong tương lai của tổ chức. 

Giai đoạn 2: Kiểm soát (Taking Control) 

Trong giai đoạn hai, các tổ chức không chỉ chú trọng đến hiệu quả mà còn tập trung vào sự gắn kết. Cụ thể, ở giai đoạn này cần tập trung vào các vấn đề sau: 

  • Cung cấp cho người học sự linh hoạt và nhiều lựa chọn học tập hơn 
  • Tối ưu hóa giải pháp công nghệ học tập để mang lại kết quả tốt hơn 
  • Sử dụng các chiến lược truyền thông nội bộ để cải thiện khả năng tiếp thu kiến thức, học tập 
  • Xây dựng năng lực cho đội ngũ nhân sự 

Nói cách khác, doanh nghiệp nên bắt đầu coi trọng các số liệu về mức độ tương tác và kết quả học tập. 

Giai đoạn 3: Cân nhắc (Letting Go) 

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp nên nới lỏng sự kiểm soát đối với chức năng học tập trong tổ chức của mình. Mục tiêu là doanh nghiệp cần chuyển đổi từ trạng thái “người cung cấp” chương trình đào tạo thành “người hỗ trợ”.  

Ngoài ra, hoạt động đào tạo cũng cần được triển khai trong một quá trình liên tục chứ không phải một chuỗi các sự kiện diễn ra một lần. Do vậy, trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần tập trung vào các hoạt động sau: 

  • Xác định nhu cầu đào tạo và kinh doanh 
  • Thu thập phản hồi và đề xuất từ người học 
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập xã hội và trải nghiệm học tập không chính thức 
  • Theo dõi và đo lường những gì hiệu quả và không hiệu quả 

Khi tổ chức trao quyền sở hữu trải nghiệm học tập của mình cho chính học viên sẽ tăng động lực và mức độ tương tác của họ. Qua đó, sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện bước cuối cùng trong hành trình hướng tới xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp mạnh mẽ. 

Giai đoạn 4: Chia sẻ kinh nghiệm 

Với sự tham gia xuyên suốt của doanh nghiệp và người học, các chuyên gia L&D có thể thống thất mục tiêu đào tạo của mình. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đã có một hệ sinh thái đào tạo, trong đó, người học tích cực tham gia học tập. Cụ thể, trong giai đoạn này, các chuyên gia đào tạo có thể tập trung vào các hoạt động sau: 

  • Công nhận và khen thưởng những học viên xuất sắc nhất 
  • Sử dụng dữ liệu để thúc đẩy việc ra quyết định hiệu quả trong tương lai 
  • Lặp lại và cải thiện chương trình đào tạo 

Để xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp dựa trên đường con chuyển đổi, đầu tiên doanh nghiệp cần cân nhắc xem tổ chức của mình đang đứng ở đâu mà mong muốn doanh nghiệp mình ở đâu. Ngoài ra, không thể khẳng định giai đoạn nào “tốt hơn” giai đoạn nào, mỗi tổ chức đều có hành trình riêng và quan trọng là tìm ra chiến lược nào phù hợp với mình. 

Xem thêm: Cách đưa ra quyết định đúng đắn dựa trên dữ liệu trong L&D (Phần 1) 

Kết

Hy vọng thông qua bài biết này, doanh nghiệp có thể áp dụng để thực hiện từ vai trò đơn vị cung cấp đào tạo sang người hỗ trợ trải nghiệm học tập cho nhân viên thông qua các chương trình L&D. Chúc doanh nghiệp sẽ dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp của riêng mình.  

Để tìm hiểu thêm về các phương thức, cách triển khai hệ thống LMS cũng như cập nhật các xu hướng e-Learning mới nhất, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam nhé!   

 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x