Hình thức trực tuyến đã có mặt ở Việt Nam từ lâu nhưng mới phát triển mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19. Với tốc độ tăng trưởng lên đến 44.3% mỗi năm (Ambient Insight, 2019), dạy và học trực tuyến đang trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp ưu tiên triển khai. Tuy nhiên, cách tổ chức lớp học hiệu quả không phải doanh nghiệp nào cũng đều nắm rõ. Hãy cùng OES tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây!
Xem thêm: Các phương pháp quản lý lớp học trực tuyến hiệu quả với hệ thống LMS
Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hiện nay có đến hơn 15 phương pháp đào tạo trực tuyến. Tuy nhiên, tùy theo quy mô, mục đích và nhu cầu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức giảng dạy khác nhau. Để có thể tổ chức một lớp học hiệu quả trước hết hãy chọn cho mình một hình thức học phù hợp nhé.
Hybrid Learning (Dạy học tích hợp)
‘Hybrid Learning’ là hình thức dạy học kết hợp và đồng bộ giữa học trực tiếp tại lớp học truyền thống và học online tại lớp học ảo. Trong các buổi học theo mô hình giảng dạy Hybrid Learning, giảng viên sẽ sử dụng các thiết bị ghi hình và đồng thời phát sóng trực tiếp từ lớp học offline lên các nền tảng trực tuyến. Như vậy, giảng viên và tất cả học viên sẽ cùng nhau tương tác, tham gia các hoạt động, kể cả những học viên không có mặt tại lớp.
Phương pháp giảng dạy này đã được ứng dụng tại rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, có thể kể đến như: Google, Microsoft, Twitter, Meta,… vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại.
Thực tế cho thấy, lựa chọn mô hình đào tạo Hybrid Learning là một trong những cách tổ chức lớp học hiệu quả. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, mặt bằng, mà còn giúp người lao động tự chủ thời gian, không gian học tập. Không chỉ hiệu quả trong mùa dịch, ngay cả khi ‘bình thường mới’, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh số hóa bài giảng e-Learning, xây dựng hệ thống quản lý học tập LMS để duy trì hình thức đào tạo này.
Blended Learning
Blended Learning (Học tập kết hợp) là hình thức đào tạo kết hợp học truyền thống trên lớp cùng đào tạo trực tuyến có sử dụng các nền tảng công nghệ. Đây là phương pháp học tập được nghiên cứu bởi Đại học Cambridge và được rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới ứng dụng.
Khác với Hybrid Learning, phương pháp học kết hợp không yêu cầu quá trình đào tạo diễn ra trên cùng nền tảng hay cùng thời điểm. Thay vào đó, giảng viên sẽ là người cung cấp tài liệu học tập, bài giảng điện tử và đăng tải lên hệ thống LMS; học viên sẽ được lựa chọn thời gian, không gian học tập thích hợp với bản thân mình.
Mặc dù cả Blened Learning và Hybrid Learning đều sử dụng công nghệ để hỗ trợ và bổ sung cho việc học tập. Tuy nhiên, Blended Learning chỉ dừng lại ở việc sử dụng nền tảng trực tuyến như một phần bổ trợ để số hóa học liệu, trao đổi thêm thông tin nhằm củng cố kiến thức cho người học, vì lớp học vẫn thiên về tổ chức trực tiếp. Hình thức này không tổ chức các lớp học ảo phát sóng trực tiếp, nên sẽ không đồng hộ việc học dành cho những học viên không thể tham gia lớp học offline.
e-Learning
e-Learning (Đào tạo trực tuyến) là phương pháp học tập dựa trên nền tảng có sử dụng kết nối mạng Internet để phục vụ công tác đào tạo mà không đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người dạy và người học. Nói cách khác, học viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có thiết bị kết nối Internet.
Hiện nay trên thế giới, có đến 90% doanh nghiệp đã triển khai e-Learning (Market & Research, 2021) kể từ sau đại dịch. e-Learning phù hợp với đa số doanh nghiệp bởi khả năng tối ưu các nguồn lực cho hoạt động đào tạo. Với phương pháp này, bài giảng được số hóa, có khả năng lưu trữ và tái sử dụng cho nhiều mục đích. Doanh nghiệp có thể lựa chọn tự thực hiện hoặc thuê đơn vị triển khai tùy theo nhu cầu và khả năng của mình.
Ưu điểm của e-Learning thể hiện ở sự đầu tư kỹ lưỡng về công cụ, định dạng bài giảng; hệ thống học liệu điện tử và tính tương tác cao, kích thích sự tập trung, hứng thú và tương tác từ học viên. Đây cũng là một trong những hình thức học tập được doanh nghiệp ưu tiên khi áp dụng các cách tổ chức lớp học hiệu quả.
Xây dựng lịch trình học tập rõ ràng
Một trong những cách tổ chức lớp học hiệu quả doanh nghiệp cần triển khai đó là xây dựng lịch trình học tập rõ ràng cho học viên.
Ngày và giờ diễn ra lớp học
Khi thiết kế lịch trình lớp học trên Hệ thống quản lý học tập LMS tích hợp nền tảng hội thoại trực tuyến theo thời gian thực như Zoom, Google Meeting, Microsoft Teams, doanh nghiệp nên xây dựng bộ khung thời gian học tập cố định.
Học viên sẽ tự sắp xếp công việc cá nhân để tham gia lớp học theo ngày, giờ, thời gian được quy định sẵn mà không ảnh hưởng đến lịch trình cá nhân. Điều này không chỉ giúp học viên chủ động hơn trong công việc mà còn giúp bộ phận đào tạo quản lý số lượng thành viên và lịch trình học tập dễ dàng, hiệu quả hơn.
Theo eLearning Industry, 85% nhân sự muốn thời gian training phù hợp với lịch trình của họ. Thế hệ gen Z và Millennials đặc biệt ưu tiên sự thoải mái trong giờ giấc cũng như lựa chọn mang tính cá nhân cao. Vì thế bộ phận đào tạo có thể lựa chọn hình thức đào tạo e-Learning để hỗ trợ nhân sự tự chủ việc sắp xếp lịch trình học tập phù hợp với công việc của họ.
Thời lượng của các khóa học
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, con người chỉ có thể tập trung sự chú ý trong tối đa 20 phút. Vì thế bộ phận đào tạo nên sắp xếp thời lượng bài giảng trực tuyến từ 10 đến 15 phút để tránh nhàm chán và xao nhãng của học viên.
Bên cạnh đó, việc chia nhỏ nội dung bài học thành những bài giảng hay video ngắn từ 1 đến 3 phút, kết hợp đa dạng âm thanh, hình ảnh, màu sắc bắt mắt cũng là một trong những cách tổ chức lớp học hiệu quả, tương tác cao và tăng khả năng thu hút sự tập trung của người học.
Thời gian hoàn thành bài tập
Thời gian hoàn thành bài tập khi đào tạo nhân sự trực tuyến phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung cũng như độ khó của bài tập ấy. Tuy nhiên, một số lưu ý chung cho người làm công tác đào tạo để có cách tổ chức lớp học hiệu quả:
- Thời gian cần phù hợp với kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa của doanh nghiệp đã đề ra
- Cần được thông báo trước với học viên để họ có thể sắp xếp thời gian biểu hợp lý
- Thời gian giao bài tập và hạn nộp cần cân đối, vừa sức, phù hợp với đặc trưng công việc của nhân sự
Đảm bảo sự tương tác giữa giảng viên và học viên
Do ảnh hưởng từ hình thức đào tạo truyền thống với những buổi học kéo dài hàng giờ đồng hồ cùng hàm lượng thông tin lớn, nhân sự trong doanh nghiệp dần trở nên “sợ” mỗi khi nhắc đến đào tạo.
Để tổ chức lớp học hiệu quả, ngoài việc đầu tư vào nội dung, bộ phận đào tạo nên tập trung thiết kế các hoạt động tương tác thú vị giữa giảng viên và học viên. Thông qua các cuộc thảo luận nhóm, teamwork, chơi trò chơi, giải đố,… các thành viên sẽ có cơ hội giao tiếp, chia sẻ nhiều hơn. Từ đó tăng cường kết nối nội bộ, nâng cao hiệu quả đào tạo và lan tỏa không khí tích cực trong các buổi học.
Bên cạnh đó, bộ phận đào tạo cũng cần đảm bảo kết nối giữa giảng viên và học viên luôn thông suốt để tạo điều kiện tốt nhất cho nhân sự học tập trực tuyến.
Cung cấp tài liệu học tập dễ tiếp cận cho học viên
Để hỗ trợ người học trong việc tiếp thu bài giảng, bộ phận đào tạo nên chuẩn bị sẵn các tài liệu học tập trước khi khóa học diễn ra. Điều này sẽ giúp nhân sự nắm được tổng quan về nội dung học, xác định trọng tâm bài giảng và bước đầu tư duy về vấn đề sắp được đào tạo.
Học liệu này nên được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu dưới nhiều dạng thức như văn bản thường, dạng slideshow, dạng PDF,… và được truyền tải trên Internet để người học có thể đọc mọi lúc, mọi nơi. Từ đó nâng cao trải nghiệm học tập liền mạch của học viên.
Nhận phản hồi và đánh giá từ học viên
Để xác định cách phản hồi cho học sinh và đánh giá năng lực của họ, việc sử dụng các công cụ trực tuyến là rất quan trọng. Hệ thống LMS hỗ trợ tổ chức bài kiểm tra và chấm điểm tự động, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và nắm bắt hiệu quả học tập của từng học sinh. Bên cạnh đó, thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh là một phương pháp hữu ích để cải thiện quá trình giảng dạy.
Ngoài ra, việc sử dụng diễn đàn trực tuyến và các cộng đồng học tập cũng là cách hiệu quả để khuyến khích thảo luận và trao đổi giữa học sinh. Điều này không chỉ mở rộng kiến thức cho học sinh mà còn tạo cơ hội cho các em chia sẻ ý tưởng và tìm kiếm sự hỗ trợ từ giáo viên và bạn bè.
Dựa vào kết quả học tập của học sinh, giáo viên có thể đánh giá được tính hiệu quả và sự phù hợp của phương pháp giảng dạy. Qua đó, giáo viên sẽ nhận diện được mức độ tự giác và sự hứng thú của học sinh đối với bài học. Những thông tin này sẽ giúp định hướng cải thiện cho các buổi học trực tuyến trong tương lai, nâng cao chất lượng giảng dạy.
Lưu trữ bài giảng học trực tuyến
Việc tự động lưu trữ bài giảng là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ nội dung giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc truy cập lại thông tin. Học sinh có thể dễ dàng xem lại bài giảng bất kỳ lúc nào, giúp họ củng cố kiến thức, ôn tập chuẩn bị cho các bài kiểm tra, hoặc bổ sung cho những buổi học mà họ không thể tham gia.
Ngoài ra, tính năng lưu trữ tự động cũng hỗ trợ giáo viên trong việc đánh giá lại nội dung đã giảng dạy và cải thiện phương pháp giảng dạy của họ dựa trên phản hồi và kết quả học tập của học sinh. Hệ thống tự động lưu trữ giúp giáo viên quản lý nội dung giảng dạy một cách hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ mất mát thông tin quan trọng.
ClassIn cung cấp tính năng cho phép giáo viên ghi hình bài học và lưu trữ trên Cloud. Nhờ vào tính năng này, học sinh có thể xem lại bài giảng để hiểu bài tốt hơn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách ghi hình bài học dành cho cả máy tính và thiết bị di động, giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quy trình giảng dạy.
Xem thêm: Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống đào tạo trực tuyến
Kết luận
Trên đây là 4 cách tổ chức lớp học hiệu quả trong đào tạo trực tuyến. Hi vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, doanh nghiệp có thể ứng dụng trong quá trình xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến tại đơn vị mình. Liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam để được tư vấn chuyên sâu về việc triển khai hệ thống quản lý học tập LMS và hỗ trợ xây dựng hệ thống phần mềm e-Learning!