Cách đàm phán hiệu quả trong 4 bước
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Cách đàm phán hiệu quả trong 4 bước

Nắm vững nghệ thuật đàm phán hiệu quả là việc hoàn toàn không dễ dàng, nhưng đó là kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân và doanh nghiệp. Nhưng để xác định cách đàm phán hiệu quả thì không phải ai cũng biết và có kỹ năng này. Vậy làm thế nào để xác định được cách đàm phán hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây! 

Xem thêm: Sự cần thiết của đàm phán – Làm sao để phát triển kỹ năng này? 

Đặt mục tiêu 

Đặt mục tiêu được xem như chìa khóa thành công trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả trong đàm phán. Đây cũng là bước tiêCácn quyết trong cách đàm phán hiệu quả. Đầu tiên, để chuẩn bị cho cuộc đàm phán hiệu quả đôi bên cùng có lợi, bạn có thể bắt đầu từ việc đặt mục tiêu rõ ràng về những gì bản thân hy vọng đạt được và mình đang ở vị thế nào. Nếu không, bạn có thể gây ra các vấn đề và rào cản trong các bước tiếp theo. 

Trong các mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả. Nó giúp bạn thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu. Nguyên tắc này là sự kết hợp của 5 tiêu chí bao gồm:  

  • Specific (mục tiêu phải cụ thể, chi tiết và dễ hiểu) 
  • Measurable (có thể đo lường được) 
  • Attainable (tính khả thi của mục tiêu) 
  • Relevant (sự liên quan)  
  • Time – Bound (thời gian để đạt được mục tiêu đề ra) 

Để hiểu sâu hơn về cách đặt mục tiêu theo mô hình SMART, bạn có thể tìm hiểu trong SkillHub – ngân hàng khóa học kỹ năng mềm online. 

Chuẩn bị các yếu tố của đàm phán (SWOT) 

Bước tiếp theo, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố trong đàm phán, thương lượng. Các yếu tố này có thể bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, yếu tố cảm xúc, ra quyết định,…việc này sẽ giúp bạn tối ưu hóa mục tiêu đã đề ra ở bước 1.  

Vậy làm sao để chuẩn bị đầy đủ các yếu tố này một cách hiệu quả? Mô hình SWOT có thể giúp bạn đến gần mục tiêu của mình. Đây là một mô hình đơn giản giúp bạn đánh giá bao quát các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc đàm phán của bạn. 

Thứ nhất là S (Strength), nghĩa là điểm mạnh của bạn. Có thể bao gồm những đặc tính giúp bạn có lợi thế trong cuộc đàm phán như kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức, danh tiếng hoặc nguồn lực của mình. Trong quá trình đàm phán, hãy nhấn mạnh lợi ích và giải pháp bạn có thể giúp đối phương. Đó sẽ là lý do mà đối phương nên chấp nhận lời đề nghị để bạn đạt được mục tiêu đề ra phía trên. 

Thứ hai là W (Weakness), đây là những đặc điểm có thể bạn còn hạn chế và làm giảm hiệu suất hoặc vị thế của bạn trong cuộc đàm phán. Bạn hãy tìm ra chúng và giải quyết những điểm yếu này hoặc cải thiện và bù đắp bằng những điểm mạnh để khắc phục yếu điểm này. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. 

Thứ ba là O (Opprtunity), đây là cơ hội đến từ những yếu tố bên ngoài tạo điều kiên thuận lợi cho bạn, giúp tăng tỷ lệ thành công trong quá trình đàm phán. Có những cơ hội nào đến từ bên ngoài giúp bạn đạt được mục tiêu đã đề ra. 

Cuối cùng là T (Threat), nghĩa là những thách thức có thể gây trở ngại cho quá trình đàm phán. Đây cũng là những yếu tố bên ngoài, có thể bao gồm xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh, quy định hoặc sự kiện. Điều quan trọng là bạn cần tránh những mối đe dọa tiềm ẩn này để tránh những tổn thất gây ảnh hưởng tới lợi ích bạn cần đạt được. 

Mô hình SWOT là một công cụ tuyệt vời giúp bạn chuẩn bị các bước trong việc xây dựng cách đàm phán hiệu quả. Việc nghiên cứu và xác định các yếu tố theo mô hình SWOT khá đơn giản nhưng sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ cho bạn. 

Xây dựng bức tranh tâm lý 

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Việc nghiên cứu và hiểu về người mà bạn đang thảo luận giúp bạn có thể ứng biến tốt trong mọi tình huống có thể xảy ra. Để khám phá họ, bạn có thể đặt ra các câu hỏi như: 

  • Họ là người hướng nội hay hướng ngoại? 
  • Họ có sở thích hay thói quen gì? 
  • Suy nghĩ về quan điểm và lợi ích của họ trong cuộc đàm phán là gì? 
  • Điều kiện và khả năng chấp thuận đàm phán của họ bao gồm những gì? 
  •  

Thiết lập phương án thay thế 

Đôi khi các nhà đàm phán phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn và thách thức nếu đàm phán thất bại đi tới việc không thể đạt được thỏa thuận. Bên cạnh việc chuẩn bị thật tốt để quá trình đàm phán diễn ra thành công, bạn cần thiết lập các phương án thay thế mà bạn có thể đề xuất nếu như phải đối mặt với việc họ không chấp thuận lợi ích bạn đã đưa ra trước đó. 

Điều cần thiết là tất cả những người liên quan cần giữ thái độ cởi mở để đạt được một giải pháp có thể chấp nhận được. Khi bạn đã hiểu rõ về quan điểm và lợi ích của hai bên thông qua các bước trên, bạn sẽ dễ dàng thiết lập được các phương án thay thế phù hợp có tính khả quan. 

Tham khảo ngay khoá học Kỹ năng Đàm phán và thương lượng của SkillHub 

Kết 

Trước khi bắt đầu bất cứ cuộc hương thảo quan trọng nào, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng để học cách đàm phán hiệu quả. Hy vọng những thông tin OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến cung cấp sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch rõ ràng cho mọi cuộc hương thảo trong tương lai. 

Sở hữu đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong về đào tạo và số hóa, OES đã nghiên cứu và phát triển SkillHub – ngân hàng khóa học online cho cá nhân và các doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết và được giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ ngay với SkillHub để được tư vấn kịp thời nhé! 

https://oes.vn/dang-ky-tu-van/

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x