Quá trình triển khai dự án E-learning không đơn thuần chỉ bao gồm việc thiết kế slide bài giảng, lên nội dung mà còn nhiều đầu việc không tên khác phải kể đến như: quản lý tiến độ dự án, quản lý đầu việc cá nhân, đánh giá hiệu quả dự án,…Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn 8 phần mềm E-learning tốt nhất để đáp ứng được những nhu cầu trên.
Chia sẻ file
1. Google Drive
Google Drive là dịch vụ lưu trữ và đồng bộ hóa tập tin được tạo bởi Google giúp người dùng lưu trữ tập tin trên đám mây, chia sẻ tập tin và chỉnh sửa tài liệu trực tuyến. Đây là dịch vụ lưu trữ file an toàn nhất, giúp bạn kết nối với tài nguyên dữ liệu bất cứ lúc nào và sắp xếp chúng thành những folder. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh chế độ chia sẻ (chỉ xem/chỉ comment/được chỉnh sửa) và gửi tới đối tác. Google Drive hiện tại đã rất phổ biến và sử dụng rộng rãi, bạn có thể cân nhắc tìm hiểu thêm những tính năng nâng cao của ứng dụng này nhé!
Điểm mạnh: Nhiều chế độ chia sẻ, kho lưu trữ 15 GB miễn phí, kết nối offline, tải folder trực tiếp qua web.
2. Dropbox
Tương tự như Google Drive, Dropbox là nền tảng lưu trữ đám mây đặc biệt phù hợp với những file “khó nhằn” vì quá nặng bởi phần mềm này sẽ đồng bộ hóa mọi folder của bạn. Ngoài ra, Dropbox còn cung cấp chức năng backup tự động rất tiện dụng. Gần đây, Dropbox mới ra mắt Paper, một giải pháp cho các file dạng media, code hay file nhúng.
Điểm mạnh: Các file được đồng bộ hóa trên nền tảng đám mây.
Quản lý dự án
3. Trello
Trello là ứng dụng miễn phí, dễ sử dụng và giúp người dùng sắp xếp, tổ chức mọi dự án với bất kì đối tượng nào. Bạn có thể lập ra danh sách công việc cần làm và xem các đầu việc dưới các thẻ Trello. Các thẻ này có thể được sắp xếp thành các danh sách để bạn có thể quản lý dự án dễ dàng hơn. Trello phù hợp với các dự án nhỏ với ít thành viên, bởi các chức năng vẫn còn khá basic và đơn giản.
Điểm mạnh: Miễn phí mãi mãi, các thẻ Trello kéo thả dễ sử dụng, giao diện người dùng thân thiện.
4. Asana
Asana là công cụ hoàn hảo giúp bạn quản lý và theo dõi tiến độ công việc, thậm chí cả những dự án phức tạp. Những team triển khai dự án có nhiều thành viên cũng có thể sử dụng Asana để kiểm soát công việc dễ dàng.
Điểm mạnh: Cấu trúc gồm 3 cột, nhắc nhở qua email, báo cáo và tài liệu quản lý.
5. Basecamp
Basecamp là công cụ quản lý dự án và giao tiếp giữa các thành viên trong công ty. Với phần mềm E-learning này, bạn có thể chat trực tuyến với các đồng nghiệp, đồng thời lên danh sách công việc cần làm cho mỗi giai đoạn và kiểm soát tiến độ công việc theo kế hoạch đã được định sẵn.
Điểm mạnh: chat online, check-in tự động, tốc độ cao, giao diện đơn giản và thân thiện với người sử dụng, hiển thị đầu việc cần làm mỗi ngày.
6. Smartsheet
Smarsheet là nền tảng quản lý và tự động hóa công việc hợp tác. Smartsheet hội tụ mọi điểm mạnh của bảng tính (spreadsheet) và các công cụ quản lý dự án chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Điểm mạnh: biểu đồ Gantt, lịch, báo cáo,..
Đánh giá dự án
7. zipBoard
zipBoard là phần mềm đánh giá bài giảng E-learning mà mọi dự án chuyên nghiệp cần phải có, đặc biệt với những dự án chứa nhiều yếu tố visual.
Điểm mạnh: đăng tải file SCORM và thêm URL vào bài giảng lưu trữ, xác định và ghim lại những vấn đề về hình ảnh, theo dõi và quản lý đầu việc, hợp tác làm nhóm trên thời gian thực, các bài test phản hồi, tích hợp JIRA (ứng dụng theo dõi và quản lý lỗi của dự án) và Slack (ứng dụng chat nhóm),…
->>>>>>>> SCORM là gì? Những điều doanh nghiệp cần biết về chuẩn SCORM
8. Review My E-learning
Review My E-learning là công cụ đánh giá dự án E-learning phổ biến thứ 2 chỉ sau zipBoard. Phần mềm E-learning này giúp bạn tổ chức quản lý và theo sát mọi comments của bài giảng.
Điểm mạnh: quản lý comment, không giới hạn người sử dụng, hệ thống comment bàn luận phản biện,..
Trên đây là 8 phần mềm E-learning, 8 trợ thủ đắc lực nhất trong một dự án đào tạo trực tuyến. Để được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!
Xem thêm: 8 nguyên tắc vàng trong thiết kế bài giảng E-learning cho doanh nghiệp (phần 1)