Các hình thức đào tạo trong doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
SELECT MENU

Blog

Các hình thức đào tạo trong doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Theo nghiên cứu từ Zippia, 92% người lao động nói rằng các chương trình đào tạo nhân sự được lên kế hoạch bài bản có tác động tích cực đến sự gắn kết của họ đối với tổ chức; và các công ty có chương trình đào tạo toàn diện có tỷ suất lợi nhuận cao hơn 24%. Điều này cho thấy hoạt động đào tạo đóng một vai trò rất lơn trong doanh nghiệp, vừa nâng cao năng lực nguồn lao động, vừa tăng lợi nhuận thu về. Trong bài viết dưới đây, OES sẽ cùng bạn tìm hiểu các hình thức đào tạo trong doanh nghiệp được sử dụng phổ biến. 

Xem thêm: Khi nào doanh nghiệp nên “bắt tay” thiết kế chương trình đào tạo?

Đào tạo truyền thống

Đào tạo truyền thống là một hình thức đào tạo phổ biến và lâu đời nhất, trong cả phạm vi trường học và doanh nghiệp. Trong đó, đào tạo truyền thống là tập trung vào việc truyền đạt kiến thức từ giảng viên đến học viên, hai bên có sự tiếp xúc và phản hồi trực tiếp với nhau. 

Đặc điểm của hình thức đào tạo này trong phạm vi doanh nghiệp cũng không có quá nhiều khác biệt so với phạm vi giảng đường. Cụ thể: 

  • Giảng viên là trung tâm: giảng viên là trung tâm của lớp học, đóng vai trò lớn nhất và có trách nhiệm truyền đạt kiến thức đến học viên có mặt trong lớp học. 
  • Lớp học được tổ chức tập trung: một số lượng học viên nhất định sẽ cùng nhau tham gia một lớp học. Tại đó, học viên thường bị động tại chỗ và ghi chép, lắng nghe kiến thức từ giảng viên. 
  • Lịch trình được sắp xếp cố định: lịch học của các lớp đào tạo theo hình thức truyền thống thường được xác định từ trước và là lịch trình cố định. Học viên tham gia lớp sẽ phải sắp xếp thời gian để tuân thủ theo lịch học cố định này. 
  • Truyền đạt qua bài giảng: nội dung đào tạo được truyền đạt thông qua các bài giảng đối với lý thuyết và thảo luận, bài tập đối với thực hành. 
  • Sự tích cực của học viên không cao: với việc lấy giảng viên làm trung tâm, học viên thường tập trung nghe và ghi nhớ kiến thức nhận được từ giảng viên thay vì các hoạt động khác, điều này cũng khiến sự tích cực của lớp học không cao. 

Trong số các hình thức đào tạo trong doanh nghiệp phổ biến hiện nay, đào tạo truyền thống là hình thức dễ triển khai và quen thuộc nhất, song ngày càng mất ưu thế dần khi doanh nghiệp triển khai đào tạo. Bởi, đào tạo truyền thống đề cao vai trò của giảng viên hơn là học viên, trong khi xu hướng hiện tại lại là lấy học viên làm trung tâm. Bên cạnh đó, hình thức này còn khó tạo động lực tập trung cao cho học viên trong suốt thời gian đào tạo cũng như khó thực hiện trên phạm vi rộng lớn, đa quốc gia, đa văn hóa như hiện nay.

Đào tạo trực tuyến

Đào tạo trực tuyến (e-Learning – electronic learning) là hình thức đào tạo có sử dụng công nghệ thông tin để phân phối nội dung học tập, tài liệu tới người học thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại… miễn là có kết nối Internet.  e-Learning đang ngày càng phổ biến, đặc biệt phù hợp với phạm vi doanh nghiệp bởi sự thuận tiện mà hình thức này mang lại. 

– Môi trường học tập và tài liệu đều trực tuyến: học viên sẽ được tham gia vào môi trường trực tuyến thông qua Internet khi học tặp bằng hình thức đào tạo này. Các bài giảng và tài liệu thường sẽ được cập nhật trên các nền tảng học tập trực tuyến để học viên có thể truy cập, tiếp thu cũng như trao đổi và lưu trữ. 

– Thời gian và địa điểm học tập linh hoạt: cho phép học viên tự điều chỉnh thời gian học tập phù hợp với lịch trình của bản thân, thay vì phải tham gia các lớp học có thời khóa biểu cố định (trừ các lớp thực hiện trên các nền tảng trực tuyến thời gian thực – realtime như Zoom, Google Meet…). Học viên có thể học tại nhà, nơi làm việc hay bất kỳ nơi nào với các thiết bị có kết nối Internet. 

– Tương tác trực tiếp có sự thay đổi: thay vì tương tác trực tiếp mặt đối mặt như ở hình thức đào tạo truyền thống, sự tương tác ở đào tạo trực tuyến có sự thay đổi khi diễn ra trên các diễn đàn, forum, kênh chat, email… Học viên có thể trao đổi, đặt câu hỏi và thảo luận với nhau và nhận phản hồi từ giảng viên qua các kênh này. 

– Đánh giá và theo dõi tiến trình hiệu quả: thông qua việc triển khai các nền tảng/hệ thống phục vụ cho việc đào tạo (mà hầu hết là các hệ thống quản lý học tập), phía doanh nghiệp có thể theo dõi và đánh giá tiến trình học tập của học viên một cách hiệu quả, thậm chí là chi tiết đến từng người học. 

– Phù hợp với tính đa dạng của học viên và yêu cầu đào tạo: với sự kết nối toàn cầu thông qua mạng lưới Internet cũng như xu hướng chung của toàn thế giới, người lao động đã không còn bị giới hạn phạm vi làm việc theo địa lý, cũng như về độ rộng của công việc cần phụ trách (xu hướng phát triển năng lực làm việc theo mô hình Agile Learning). Do đó, một hình thức đào tạo trong doanh nghiệp có thể giải quyết bài toán về sự xa cách về địa lý, đa dạng về nội dung đào tạo như e-Learning sẽ còn phát triển hơn nữa. 

e-Learning ngày càng phát triển như vũ bão, đặc biệt sau khi thế giới trải qua đại dịch COVID-19 dẫn đến sự thay đổi của nhiều hành vi cũng như xu  hướng chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ. Song lý do khiến đào tạo trực tuyến trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp chính là lợi ích mà nó mang lại, về khả năng tối ưu nguồn lực, tiết kiệm thời gian và phạm vi triển khai đa dạng. 

Xem thêm: Hệ thống E Learning là gì?

Đào tạo kết hợp (Blended Learning) 

Blended Learning – Học tập kết hợp là một hình thức đào tạo mà trong đó có sự kết hợp giữa lớp học truyền thống và đào tạo trực tuyến. Học viên được tiếp cận tới nguồn tài liệu trực tuyến, sau đó tham gia các lớp học trực tiếp “face-to-face” để tăng cường khả năng tiếp thu nội dung cũng trao đổi và thảo luận. 

Hình thức đào tạo này tận dụng được ưu điểm của cả đào tạo truyền thống và đào tạo trực tiếp. Các tài liệu học tập được đẩy lên hệ thống quản lý học tập LMS từ trước và cho phép học viên truy cập chủ động theo khả năng của mình, sau đó các lớp học trực tiếp sẽ được diễn ra để giảng viên và học viên cùng thảo luận và giải đáp thắc mắc. 

Sau giai đoạn học trực tuyến, học viên tham gia vào các buổi học trực tiếp (face-to-face) tại lớp học hoặc qua các cuộc họp trực tuyến. Trong các buổi học này, họ có cơ hội thảo luận, đặt câu hỏi và áp dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế. Sự tương tác trực tiếp này tạo ra một môi trường kích thích và tạo động lực cho việc học tập. 

Mô hình đào tạo kết hợp đem lại sự linh hoạt cho học viên, cho phép họ tận dụng thời gian ngoài giờ làm việc để tiếp thu kiến thức. Đồng thời, việc tham gia vào buổi học trực tiếp giúp họ tương tác với giảng viên và những người học khác, đặt câu hỏi và giải quyết thắc mắc một cách tức thì. 

Xem thêm: 4 lợi ích của Blended Learning

Học tập hợp tác (Collaborative Learning)

Thay vì đơn thuần chỉ là việc học từ nguồn thông tin tĩnh như sách giáo trình hoặc bài giảng, với hình thức học tập hợp tác (Collaborative Learning), người học sẽ được thúc đẩy chia sẻ kiến thức và tương tác thông qua các hoạt động như dự án nhóm, thảo luận, và hợp tác trong giải quyết vấn đề.  

Trong hình thức này, các học viên thường được phân thành các nhóm nhỏ để cùng nhau chia sẻ ý kiến, đánh giá thông tin, và phát triển giải pháp từ nhiều góc độ khác nhau. Qua việc tham gia vào những cuộc thảo luận liên tục, họ sẽ có cơ hội phát triển tư duy phản biện và khả năng lập luận. 

Bên cạnh đó, Collaborative Learning còn khuyến khích người tham gia chia sẻ kinh nghiệm cá nhân để các học viên có thể học hỏi từ những trải nghiệm thực tế của nhau. Điều này tạo ra một môi trường học tập thú vị và cởi mở, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xây dựng mối quan hệ hợp tác trong cộng đồng học tập.

Học tập tự học (Self-directed learning)

Trong mô hình học tập tự học, hay còn gọi là Self – directed learning, người học không chỉ là đối tượng tiếp thu thông tin mà còn là người quản lý và điều phối toàn bộ quá trình học tập, từ lập kế hoạch, tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu, đến thực hiện và đánh giá. 

Mô hình học tập tự học tạo ra một sự linh hoạt đáng kể về thời gian và cách tiếp cận. Người học có khả năng tự quyết định lịch trình học tập của mình dựa trên thời gian và năng lực của bản thân. Họ có thể tự chọn những nguồn tài liệu phù hợp với mục tiêu học tập của mình, bao gồm sách, bài giảng trực tuyến, video, tài liệu nghiên cứu và hơn thế nữa.  

Người học trong mô hình này cũng cần phải phát triển khả năng tự quản lý thời gian, tập trung và kiểm soát cá nhân. Họ cần biết cách xác định ưu tiên, lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ học tập một cách độc lập. Đồng thời, họ cũng cần sẵn sàng tham gia vào quá trình đánh giá bản thân để xác định sự tiến bộ, từ đó đưa ra những điều chỉnh học tập phù hợp.  

Kết  

Tất cả các hình thức đào tạo trong doanh nghiệp này đều có những đặc điểm riêng biệt, quan trọng là doanh nghiệp cần tùy chỉnh và kết hợp chúng một cách thông minh để đáp ứng mục tiêu đào tạo cụ thể. Sự vận động không ngừng nghỉ của nền kinh tế và cũng như sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã đặt ra thách thức mới cho việc đào tạo, và việc sử dụng những hình thức đào tạo sáng tạo, hiệu quả là chìa khóa để giúp doanh nghiệp thịnh vượng và phát triển bền vững trong tương lai.  

Để tìm hiểu thêm về các phương thức, cách triển khai hệ thống LMS và số hoá bài giảng, cũng như cập nhật các xu hướng e-Learning mới nhất, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam nhé! 

 

 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x