Các bước thiết kế bài giảng điện tử hấp dẫn và giữ chân học viên
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Các bước thiết kế bài giảng điện tử hấp dẫn và giữ chân học viên

e-Learning đã và đang có sự tăng trưởng vượt bậc trong suốt những năm gần đây, trở thành một hình thức đào tạo thiết yếu. Nhờ sự phổ biến rộng rãi của công nghệ, người học ngày càng mon muốn các tổ chức và công ty chuyển sang nền tảng số, học tập trực tuyến. Tuy nhiên việc thu hút hút người học tham gia mới chỉ là bước đầu tiên, doanh nghiệp còn cần tập trung vào việc nuôi dưỡng và giữ chân họ đến hết khóa học. Do vậy, tỷ lệ giữ chân học viên luôn là nỗi trăn trở  khiến nhiều chuyên gia đào tạo lo lắng. Vì thế, thu hút và duy trì sự hứng thú, mức độ tương tác của người học là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bất kì doanh nghiệp nào. Trong bài viết này, hãy cùng OES tìm hiểu các bước thiết kế bài giảng điện tử hấp dẫn, giúp doanh nghiệp “gây thương nhớ” với người học trong suốt quá trình đào tạo! 

Xem thêm: Cách tạo bài giảng e-Learning hiệu quả: Chiến lược tối đa hóa tương tác và giữ chân học viên 

Tại sao cần tạo bài giảng điện tử hấp dẫn?

Học viên là trung tâm của mọi hoạt động đào tạo. Việc quan tâm đến trải nghiệm học tập của học viên đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của đào tạo trực tuyến. Vì thế, yêu cầu về một bài giảng e-Learning hấp dẫn luôn được các tổ chức, doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. 

Bài giảng e-Learning hấp dẫn đóng vai trò then chốt trong việc khơi gợi sự chú ý của học viên, thúc đẩy họ tham gia tích cực vào quá trình học tập. Nội dung bài giảng e-Learning được ví như thanh nam châm, giúp lôi cuốn học viên và duy trì động lực học tập của họ trong suốt quá trình đào tạo. Nội dung xây dựng khoa học và mang tính tương tác cao sẽ kích thích sự tò mò, khuyến khích phản hồi cũng như khả năng ghi nhớ của người học lên đến 70%. Ngược lại, nếu bài giảng nhàm chán, thiếu tính sáng tạo, học viên có thể nhanh chóng mất đi hứng thú, làm suy giảm khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức. 

Tạo nên sức hấp dẫn của bài giảng điện tử không chỉ đơn thuần là việc biến những nội dung khô khan trở nên sinh động về hình thức, mà còn tập trung xây dựng trải nghiệm học tập tuyệt vời. Bài giảng e-Learning hấp dẫn “đánh thức” hứng thú của học viên, khuyến khích tư duy phản biện và tạo điều kiện để người học tìm hiểu kiến thức ở chiều sâu. Từ đó đảm bảo học viên học tập hiệu quả và doanh nghiệp đạt được mục tiêu đào tạo. 

Các bước thiết kế bài giảng điện tử hấp dẫn và giữ chân học viên

Trước khi đi sâu vào quá trình thiết kế bài giảng e-Learning, việc tìm hiểu sâu sắc về đối tượng học tập là bước đầu tiên, vô cùng quan trọng mà bộ phận đào tạo cần nắm rõ. Bằng cách hiểu đặc điểm, sở thích và nhu cầu của người học, người làm đào tạo có thể điều chỉnh nội dung học tập để đáp ứng yêu cầu từ học viên và tối ưu hiệu quả:

Xác định nhân khẩu học của đối tượng học viên – Bước đầu tiên quan trọng trong các bước thiết kế bài giảng điện tử

Thông tin nhân khẩu học của đối tượng học viên bao gồm các đặc điểm như: tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi sinh sống. Nắm bắt thông tin trên có thể cung cấp cho người làm đào tạo những hiểu biết có giá trị về nhu cầu, sở thích của đối tượng mục tiêu. 

Ví dụ: Khi xây dựng nội dung học tập cho nhân sự trong doanh nghiệp, bộ phận đào tạo cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như trình độ chuyên môn, vai trò công việc, kiến thức cụ thể về chuyên ngành của họ. Ngoài ra, số hóa bài giảng e-Learning cũng rất quan trọng. Chẳng hạn đối với nhân sự Gen Z, họ thường ưu thích các bài giảng có tính tương tác cao, trong khi nhân sự thuộc Gen Y và X lại coi trọng yếu tố thẩm mỹ và cấu trúc rõ ràng.

Bộ phận đào tạo có thể thu thập dữ liệu nhân khẩu học thông qua khảo sát, phỏng vấn hoặc các công cụ phân tích trên hệ thống quản lý học tập (LMS) để theo dõi mức độ tương tác của người dùng. Chỉ khi có bức tranh rõ ràng về nhân khẩu học của học viên, người làm đào tạo mới có thể tối ưu nội dung phù hợp và đảm bảo sức hấp dẫn.

Xem thêm: Andragogy Là Gì – Thế Nào Là Đào Tạo Người Trưởng Thành?

Ngoài thông tin nhân khẩu học, sở thích và phong cách học tập của học viên là một trong những yếu tố cần được bộ phận đào tạo quan tâm. Sở thích học tập đề cập đến mong muốn của học viên trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin, chẳng hạn như sở thích tiếp thu thông tin qua tranh ảnh, âm nhạc, video hay hệ thống bảng biểu. Còn phong cách học tập nhấn mạnh cách thức họ học tập, ví dụ như học qua thị giác, thính giác, vận động, quan sát,… 

Bằng cách tìm hiểu và xác định phong cách học tập chủ đạo của học viên, người làm đào tạo có thể điều chỉnh phương pháp phân phối nội dung và ứng dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với sở thích của họ. 

Tạo Persona cho người học – Một trong các bước thiết kế bài giảng điện tử

Persona (Chân dung người học) là bản tổng hợp thông tin nhân khẩu học, sở thích và phong cách học tập của học viên. Persona được hiểu là chân dung người học lý tưởng của doanh nghiệp, dựa trên dữ liệu thực và thông tin chi tiết được thu thập về đối tượng mục tiêu. Công nghệ giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho phép người làm đào tạo tìm kiếm và nắm bắt cá tính của người học, từ đó điều chỉnh phương pháp và tài liệu giảng dạy để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đa dạng học viên.

Để xây dựng chân dung người học, bộ phận đào tạo có thể bắt đầu bằng cách xác định các đặc điểm chung của đối tượng mục tiêu. Sau đó thực hiện nhóm người học thành phân khúc riêng biệt dựa trên nhân khẩu học, sở thích và phong cách học tập. Từ đó tạo các đặc điểm chi tiết để nắm bắt nhu cầu, mục tiêu, động lực, thách thức của từng nhóm nhân sự. Xây dựng persona cho phép bạn nhân cách hóa đối tượng của mình, hiểu sâu về họ và điều chỉnh nội dung e-Learning hiệu quả hơn.

Những lưu ý khi thực hiện các bước thiết kế bài giảng điện tử

Việc tạo nội dung e-Learning hấp dẫn không chỉ bao gồm việc trình bày thông tin mà còn đòi hỏi phải xem xét cẩn thận các nguyên tắc thiết kế nhằm nâng cao trải nghiệm học tập. Sau đây là 4 lưu ý để thiết kế nội dung e-Learning hiệu quả: 

Sử dụng yếu tố đa phương tiện phù hợp

Sử dụng yếu tố đa phương tiện như hình ảnh, video, clip âm thanh và hình ảnh động là bí quyết giúp bài giảng e-Learning trở nên hấp dẫn, trực quan và hiệu quả. Lưu ý là khi kết hợp các yếu tố này cần đảm bảo tính phù hợp với mục tiêu đào tạo và trải nghiệm học tập của học viên, tránh sử dụng quá nhiều gây “tác dụng ngược”, cụ thể: 

  • Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao phù hợp với nội dung và giúp minh họa cho các phần kiến thức phức tạp.
  • Kết hợp minh họa âm thanh để cung cấp thêm ngữ cảnh hoặc giải thích chi tiết cho nội dung.
  • Sử dụng hình ảnh động và mô phỏng để minh họa các quy trình hoặc tái hiện tình huống thực tế. 
  • Cân bằng việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện để tránh khiến người học choáng ngợp và duy trì sự tập trung vào các mục tiêu học tập chính. 

Kết hợp tính năng tương tác trong khi thực hiện các bước thiết kế bài giảng điện tử 

Các thành phần tương tác đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người học và thúc đẩy sự tham gia tích cực vào quá trình học tập. Bằng cách kết hợp các yếu tố tương tác, bạn có thể tạo ra trải nghiệm học tập phong phú khuyến khích học viên thử nghiệm, giao tiếp và tư duy phản biện. Một số mẹo sử dụng khi thực hiện các bước thiết kế bài giảng điện tử:

  • Sử dụng các câu đố, bài tập và mô phỏng tương tác để củng cố nội dung và kiểm tra, đánh giá học viên.
  • Kết hợp các kịch bản phân nhánh cho phép người học đưa ra quyết định và nhìn thấy hậu quả của hành động của mình.
  • Tích hợp các hoạt động kéo và thả, click chuột,… để thu hút sự tập trung, tương tác tích cực và khuyến khích thực hành.
  • Tạo cơ hội hợp tác và tương tác ngang hàng thông qua các diễn đàn thảo luận, dự án nhóm hoặc lớp học ảo. 

Xem thêm: 15+ Game Tương Tác “Gây Nghiện” Giúp Học Viên “Mê Mẩn” Khóa Học Trực Tuyến

Bổ sung kỹ thuật Storytelling

Kể chuyện (storytelling) là một công cụ mạnh mẽ để thu hút sự chú ý của người học, thúc đẩy sự gắn kết về mặt cảm xúc và tăng cường khả năng ghi nhớ thông tin. Bằng cách lồng ghép các câu chuyện và ví dụ thực tế vào nội dung bài giảng e-Learning của mình, giảng viên có thể tạo ra những trải nghiệm học tập ấn tượng với học viên. Một vài cách để bắt đầu “kể chuyện” ngay trong bài giảng:

  • Bắt đầu các bài học bằng một câu chuyện hoặc kịch bản hấp dẫn để xây dựng bối cảnh và khơi gợi trí tò mò của người học.
  • Sử dụng storytelling để minh họa các khái niệm, lý thuyết một cách dễ hiểu và dễ tiếp cận.
  • Kết hợp các nhân vật, cốt truyện (đi từ mở, thân, xung đột, giải quyết đến kết) để câu chuyện chân thực, logic và tạo được tương tác với người học.
  • Khuyến khích người học tự suy ngẫm về trải nghiệm của bản thân và liên hệ với những câu chuyện có trong nội dung bài giảng e-Learning.

Xem thêm: 4 Bí Quyết Ứng Dụng Storytelling Trong Số Hoá Bài Giảng Thành Công Cho Doanh Nghiệp

Đảm bảo nội dung tiếp cận đến người học 

Khả năng tiếp cận là khía cạnh cơ bản của việc thiết kế nội dung bài giảng e-Learning đảm bảo phục vụ cho nhiều người học khác nhau, bao gồm cả những người khuyết tật. Từ đó tạo môi trường học tập hòa nhập, nơi mọi người đều có cơ hội được học tập bình đẳng. Sau đây là một vài phương pháp cụ thể:

  • Cung cấp các định dạng thay thế cho nội dung đa phương tiện, chẳng hạn như chú thích cho video, bản ghi cho tệp âm thanh và mô tả văn bản cho hình ảnh.
  • Đảm bảo nền tảng e-Learning của bạn tương thích với trình đọc màn hình và các công nghệ hỗ trợ khác thường được người học khuyết tật sử dụng.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn, tránh biệt ngữ và cung cấp định nghĩa hoặc giải thích chi tiết cho các thuật ngữ chuyên ngành.
  • Thiết kế các thành phần giao diện và tính năng đơn giản, thân thiện với người dùng và dễ dàng sử dụng

Kết

Việc thiết kế bài giảng e-Learning hấp dẫn đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo về đối tượng mục tiêu, kết hợp thành thạo các yếu tố đa phương tiện, kỹ thuật kể chuyện và đảm bảo khả năng tiếp cận cho tất cả người học. Hi vọng với những đề xuất chiến lược từ OES, các chuyên gia đào tạo, nhà thiết kế có thể ứng dụng các bước thiết kế bài giảng điện tử để phát triển trải nghiệm học tập phong phú, thúc đẩy sự tương tác tích cực và mang lại kết quả học tập cao. 

Là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến, OES tự hào mang đến giải pháp số hóa bài giảng chuyên sâu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả đào tạo và phát triển nội bộ, đồng thời chuẩn hóa quy trình triển khai e-Learning. Đội ngũ chuyên gia tâm huyết và dày dặn kinh nghiệm của OES luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng lộ trình e-Learning hiệu quả nhất. 

Nếu quý vị hoặc tổ chức của quý vị có nhu cầu tìm hiểu về số hóa bài giảng, hệ thống LMS hoặc tư vấn toàn diện về e-Learning, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam để được các chuyên gia tư vấn hàng đầu nhé! 

 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x