Với sự gia tăng mạnh mẽ của công nghệ và xu hướng chuyển đổi sang môi trường học tập và đào tạo trực tuyến, LMS đã trở thành một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu suất học tập cũng như quản lý kiến thức trong các tổ chức giáo dục và doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy để OES cung cấp cho các doanh nghiệp cái nhìn toàn diện nhất về bức tranh thị trường LMS đến năm 2027 nhé.
Xem thêm: Hệ thống LMS là gì? Mọi thứ doanh nghiệp cần biết về phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến
Tình hình chung thị trường hệ thống LMS
Suy thoái kinh tế đang diễn ra, tình hình kinh tế xấu đi ở châu Âu khả năng sẽ dẫn đến sụt giảm nhu cầu về máy tính cá nhân và laptop. Các công nghệ như giải pháp phần mềm cũng dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi suy thoái. Theo Ngân hàng Anh, lạm phát tại Vương quốc Anh dự kiến sẽ đạt đỉnh hơn 13% và có thể duy trì trên 10% vào năm 2023. Chi tiêu Công nghệ thông tin (CNTT) của người tiêu dùng ở Châu Á – Thái Bình Dương cũng bị ảnh hưởng do Mỹ và Châu Âu vẫn đang thắt chặt thị trường.
Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp tập trung vào bảo mật CNTT và chuyển đổi số trong thời gian ngắn, chi tiêu CNTT của doanh nghiệp dự kiến sẽ duy trì ổn định. Theo dự báo toàn cầu, dự kiến từ năm 2022 – 2027, quy mô thị trường LMS sẽ tăng từ 24,7 tỷ USD lên 52,7 tỷ USD với tỷ suất tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 16,4% trong suốt thời kỳ dự báo.
Nguồn: MarketsandMarkets Research Private
Phân tích SWOT thị trường LMS
Strength: Doanh nghiệp càng ngày càng tập trung phát triển nhân lực
Đào tạo và phát triển là những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển lực lượng lao động và tăng trưởng doanh nghiệp. Hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên một cách hiệu quả sẽ đem lại tác động tích cực đến hiệu suất làm việc của họ cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc phát triển nội dung, phương pháp truyền đạt và tích hợp công nghệ trong suốt quá trình đào tạo. Với hệ thống quản lý đào tạoLMS, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị các mô-đun đào tạo thực tế giúp nhân viên tiếp thu kiến thức và nắm bắt thông tin. Nhân viên có thể truy cập các mô-đun này bất cứ lúc nào, điều này giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn và mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
Weakness: Khó khăn khi chuyển đổi nội dung đào tạo chi tiết thành micro-content
Micro-content là một hình thức nội dung nhỏ gọn, cô đọng và độc lập có thể được sử dụng và tiêu thụ một cách độc lập. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã có sẵn nội dung đào tạo và phát triển nhân sự một cách chi tiết và đồ sộ, chính vì vậy việc chuyển đổi chúng thành các micro-content sẽ đem lại khá nhiều khó khăn. Trên toàn thế giới, do tính phức tạp và chi phí tốn kém, các doanh nghiệp không sẵn sàng đầu tư một lượng ngân sách đáng kể để chuyển đổi nội dung đào tạo hiện có thành micro-content.
Opportunities: Kết hợp công nghệ tiên tiến giúp tạo ra môi trường đào tạo tốt hơn
Trước nhu cầu về giải pháp LMS ngày càng gia tăng, các nhà cung cấp LMS đã liên tục cố gắng triển khai các công nghệ hiện đại để cải thiện dịch vụ của họ. Các giải pháp LMS cho phép các nhà giáo dục thích ứng với tình trạng giảm khả năng tập trung của người học, biết cách lồng ghép nhiều hình ảnh, video, âm thanh,… và ít văn bản hơn, sử dụng các chủ đề và cách diễn đạt hấp dẫn hơn, tập trung vào trải nghiệm học tập ảo nhập vai hoặc áp dụng yếu tố trò chơi hóa để thu hút người học.
Bên cạnh đó, Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể sẽ được áp dụng để tạo ra một người hướng dẫn ảo, hỗ trợ người học nắm rõ hơn các khái niệm, đề xuất các khóa học hay cung cấp phản hồi để cải thiện hiệu suất học tập của họ. Công nghệ khác như phân tích dữ liệu phân tích dữ liệu sẽ cung cấp cho người dùng quyền lựa chọn các khóa học tùy chỉnh để cá nhân hoá trải nghiệm học tập, giúp tiếp thu kiến thức theo cách phù hợp nhất với bản thân họ.
Threaten: Thiếu giải pháp LMS cho việc hỗ trợ đa ngôn ngữ
Ngôn ngữ có thể trở thành một rào cản lớn đối với người học, đặc biệt là ở những khu vực tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức trong quá trình học tập và giao tiếp. Theo một nghiên cứu của Pearson vào năm 2015, khoảng 75% dân số thế giới không nói được tiếng Anh. Hạn chế về vốn từ vựng và kỹ năng ngôn ngữ có thể trở thành rào cản đối với một số học viên trong việc tham gia vào các lớp học, giao tiếp với bạn bè cũng như học hỏi hết khả năng của mình.
Đối mặt với những trường hợp như vậy, các nhà cung cấp LMS cần cung cấp hỗ trợ đa ngôn ngữ cho các khu vực khác nhau. Hệ thống LMS được cung cấp giải quyết được thách thức này để người học cảm thấy thoải mái và giúp họ có được trải nghiệm học tập hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn giải pháp LMS từ những nhà cung cấp trong nước để phục vụ cho học viên của mình. Đối với những đơn vị trong nước, họ có hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ và văn hóa của chính quốc gia đó, điều này giúp họ dễ dàng tương tác và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của học viên trong việc học tập và giao tiếp.
Phân khúc người dùng đóng góp cho sự phát triển của thị trường LMS
Người dùng học thuật
Dựa trên phân loại người dùng, đối tượng người dùng trong lĩnh vực học thuật được dự đoán sẽ đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng của thị trường LMS trong giai đoạn dự báo.
Trong lĩnh vực học thuật, LMS được sử dụng với mục đích đơn giản hóa và cải thiện quá trình học tập. Việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thông minh khác ngày càng gia đăng đáng kể, thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường LMS cho những người dùng học thuật. Các giải pháp LMS trong lĩnh vực học thuật mở ra những cánh cửa mới cho việc chia sẻ kiến thức mà không bị ràng buộc bởi thời gian và khoảng cách.
Người dùng doanh nghiệp
Theo Ambient Insight, dự kiến trong năm 2023, dự kiến 77% các doanh nghiệp sẽ tích hợp các công nghệ mới vào LMS. Trước sự phát triển không ngừng của công nghệ cũng như nhu cầu đào tạo, phát triển nhân lực ngày một tăng cao, việc áp dụng triển khai LMS là một điều cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện đại. Người dùng doanh nghiệp ở đa dạng những lĩnh vực như bán lẻ, sản xuất, tài chính ngân hàng,…
Đặc biệt, LMS tại các công ty phần mềm và công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc liên tục cải thiện kỹ năng của nhân viên. Lĩnh vực này đòi hỏi các hoạt động đào tạo nhân viên liên tục và nghiêm ngặt do sự cạnh tranh khốc liệt, lượng khách hàng khổng lồ và cung cấp một loạt các phần mềm, phần cứng và dịch vụ khác nhau.
Đây là lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế, nhu cầu cập nhật thông tin hàng ngày và điều quan trọng là nhân viên phải liên tục được thông báo về những phát triển mới nhất. Các giải pháp LMS dành cho doanh nghiệp sẽ giải quyết những khó khăn trong nhu cầu đào tạo của họ một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, thông qua việc tự động hoá và tập trung quản lý.
Châu Á Thái Bình Dương dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng CAGR cao nhất
Thị trường LMS theo khu vực được phân theo năm khu vực là Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó, khu vực Châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR cao nhất trong suốt thời kỳ dự báo.
Những yếu tố tăng trưởng chính tác động đến sự gia tăng sử dụng LMS ở Châu Á – Thái Bình Dương là sự tăng chi tiêu công nghệ của các doanh nghiệp trong khu vực, thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT). Số lượng sinh viên đông đảo kết hợp với những tiến bộ công nghệ cũng chính là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường LMS trong giai đoạn dự báo.
Xem thêm: Các hình thức triển khai phần mềm LMS – Lựa chọn nào phù hợp với doanh nghiệp?
Có thể nói, toàn cảnh bức tranh thị trường LMS được đánh giá là đầy tiềm năng và rất đáng chú ý trong tương lai. Đối với các doanh nghiệp, triển khai LMS không chỉ là một cơ hội để nâng cao hiệu suất đào tạo và quản lý kiến thức mà còn là một công cụ quan trọng để tạo ra sự cạnh tranh và phát triển bền vững. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp nhất để các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và đầu tư vào giải pháp quản lý đào tạo tiên tiến. OES tự hào là đơn vị đã đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp triển khai phần mềm LMS thành công, đem lại kết quả tốt cho đào tạo doanh nghiệp. Hãy liên hệ với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn chuyên sâu và triển khai e–Learning ngay hôm nay.