Blended Learning là một hình thức học tập tương đối phổ biến ở thời điểm hiện tại. Bằng việc kết hợp giữa học tập truyền thống (theo các lớp học trực tuyến) và học tập ứng dụng công nghệ thông tin (trên các nền tảng trực tuyến), Blended Learning có thể được coi là một trong những hình thức học tập tối ưu nhất khi sở hữu những ưu điểm vượt trội của các hình thức học tập kể trên.
Định nghĩa về Blended Learning – Học tập kết hợp | What & Why
Theo từ điển Cambridge, học tập kết hợp – Blended Learning nghĩa là “một phương pháp học tập kết hợp lớp học truyền thống với lớp học sử dụng công nghệ thông tin và có thể được phân phối trên internet”.
(a way of learning that combines traditional classroom lessons with lessons that use computer technology and may be given over the internet)
Ở một phân tích tổng quát và thực tiễn hơn, Jennifer Hofmann trong chuyên san “What Works in Talent Development | Blended Learning” từ tổ chức ATD đã định nghĩa Blended Learning là “một chuỗi khối nội dung được sắp xếp theo trình tự để tạo ra trải nghiệm học tập” với bốn biến số gồm:
- Nội dung đào tạo
- Cách thức đào tạo (công nghệ sử dụng)
- Địa điểm học tập
- Thời gian học tập
Tóm lại, học tập kết hợp – Blended Learning là sự kết hợp của 4 yếu tố: “Cái gì – Như thế nào – Ở đâu – Khi nào” của việc học (what, how, where and when people are learning). Sự biến đổi của một hay nhiều yếu tố sẽ đem đến một mô hình học tập khác nhau, phù hợp với những yêu cầu đào tạo khác nhau.
Các mô hình tiêu biểu của Blended Learning | Where & When – Blended Learning model
Lớp học cận truyền thống/Face-to-face driver model
Học tập trực tuyến được quyết định tùy từng trường hợp bởi giảng viên như một hoạt động bổ trợ chương trình học
Trong tất cả các mô hình học tập kết hợp, Face-to-face driver model là mô hình gần nhất với lớp học truyền thống. Học viên sẽ học tập chủ yếu ở lớp học trực tiếp. Chỉ một số trường hợp nhất định được giảng viên quyết định tham gia vào hình thức học tập trực tuyến như một hoạt động bổ trợ trong chương trình học. Khi đó, những học viên kể trên mới chính thức bước vào hình thức học tập kết hợp.
Xét về tính ứng dụng, hình thức Blended Learning này áp dụng tốt trong trường hợp cần đào tạo tập trung hay đối với những nội dung kiến thức bắt buộc phải có sự tương tác trực tiếp giữa học viên và giảng viên.
Lớp học trực tuyến/Online driver model
Toàn bộ khóa học được đưa lên nền tảng trực tuyến với sự có mặt của giảng viên khi cần
Online driver model là mô hình tương phản với lớp học truyền thống, bởi diễn ra hoàn toàn trên nền tảng số. Lớp học trực tuyến là mô hình có sự kết hợp cả đào tạo đồng thời – synchronous (live session, online workshop, webinar….) và đào tạo không đồng thời – asynchronous (self-paced learning, e-course). Ở mô hình này, thông thường không cần có các cuộc gặp mặt trực tiếp, nhưng có thể được sắp xếp nếu cần, giữa giảng viên với học viên hoặc giữa học viên với nhau.
Online driver model có thể áp dụng tốt cho đối tượng học viên mong muốn có sự độc lập, chủ động và thoải mái về lịch trình học tập; hay đối với nội dung học có thể tái sử dụng nhiều lần. Mô hình blended learning này đòi hỏi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật để vận hành nền tảng học tập trực tuyến (LMS – Hệ thống quản lý học tập) và công sức lớn để xây dựng các khóa học điện tử (e-course) có trên đó.
Lớp học luân phiên/Rotation model
Mô hình này bao gồm một chuỗi hoạt động được sắp xếp theo một lịch biểu nhất định, một số hoạt động trực tuyến và một số được thực hiện trực tiếp. Học viên có thể tự học ở nhà thông qua các bài giảng điện tử, đến lớp cùng giảng viên hoặc thực hiện các nhiệm vụ cùng bạn học. Điều này cho phép người học vừa tiếp nhận đa dạng phong cách học tập, vừa nhận được lợi ích tối đa mà đào tạo mang lại.
Loại mô hình này của Blended Learning phù hợp với lớp học ở điều kiện tiêu chuẩn, có lịch trình thống nhất, được cung cấp cơ sở hạ tầng nền tảng số và có nhóm học viên đa dạng phong cách học tập. Rotation model thường được áp dụng cho khối phổ thông và và các trung tâm đào tạo bởi tính chất cố định của chương trình học.
Lớp học đảo ngược/ Flipped classroom
Khẩu hiệu của mô hình thuộc Blended Learning này là “ học trực tuyến, thực hành trực tiếp” (online learning, offline application). Ở mô hình này, “kiến thức trên lớp” và “bài tập về nhà” sẽ đảo chỗ cho nhau. Nội dung học sẽ được tìm hiểu tại nhà, trên lớp là thời gian dành cho việc ứng dụng những kiến thức đã học đó vào thực tiễn. Thông qua một loạt các nhiệm vụ: thảo luận, trò chơi, bài tập…., giảng viên có vai trò giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ học viên trong việc tìm ra cách thực hành đúng liên quan đến kiến thức đã học.
Về khả năng ứng dụng, Flippled classroom có thể áp dụng tốt đối với những nội dung cần truyền tải lượng lớn kiến thức nhưng đồng thời cũng cần có hoạt động thực hành, giải quyết bài toán nội dung nặng nhưng đào tạo trong thời gian ngắn. Mô hình này đòi hỏi học viên phải có sự chủ động và động lực học rất cao.
Xem thêm: Mô hình Flipped Classroom (Lớp học đảo ngược) thay đổi cách tiếp cận giáo dục
Lớp học linh hoạt/Flex model
Loại hình học tập này cho phép học viên tự quyết định quá trình học của mình mà không phải theo bất kì lộ trình có sẵn nào. Các lụa chọn và tài nguyên là sẵn có và được cung cấp dưới dạng trực tuyến hoặc trực tiếp. Học viên có thể lựa chọn học theo bất cứ lộ trình nào, tiếp nhận bất cứ hoạt động nào theo nhu cầu của bản thân. Giảng viên và người hướng dẫn luôn có mặt để hỗ trợ khi cần thiết. Tuy vậy, Flex model yêu cầu chủ yếu vẫn là tinh thần tự học khi học viên sẽ tự học, tự luyện tập các thực hành mới trên môi trường số.
Flex model áp dụng tốt đối với nhóm học viên phi truyền thống hoặc có hoàn cảnh khó khăn; nhóm học viên không có nhu cầu hoặc không có khả năng đi theo lịch học cố định hay tới trực tiếp lớp học.. Mô hình mang đến sự thoải mái lớn cho học viên, nhưng đồng thời cũng gây rủi ro về cam kết, động lực học và kết quả đầu ra sau đào tạo. Đặc biệt, mô hình Blended Learning này còn yêu cầu nhiều nguồn lực, công sức để xây dựng khối tài nguyên (chủ yếu là trực tuyến) gồm nền tảng học tập và bài giảng điện tử phục vụ cho chương trình đào tạo.
Lớp học cá nhân/Individual rotation model
Đây là mô hình công phu nhất và cũng mất nhiều công sức xây dựng nhất trong các mô hình của Blended Learning. Tương tự như mô hình lớp học luân phiên (Rotation model), ở mô hình này, học viên cũng đi theo một lịch trình cố định với những hoạt động học tập đan xen. Điểm khác biệt nằm ở việc giảng viên (hoặc một thuật toán nào đó) sẽ đóng vai trò xác định lộ trình học riêng, có thể tăng thêm hoặc lược bớt nội dung so với lộ trình tổng thể, cho từng người học. Khi đó, dựa vào một số tiêu chí nhất định, mỗi học viên sẽ có một lộ trình học tập được cá nhân hóa riêng biệt mà không cần phải đi đến tất cả các nội dung tỏng lộ trình học tổng thể.
Mô hình học tập theo lớp học cá nhân này phù hợp với nhóm học viên đa dạng và cơ sở đào tạo có nguồn lực dồi dào, cung cấp trải nghiệm học tốt nhất được may đo cho từng học viên. Nhưng song song với đó cũng là công sức rất lớn cần bỏ ra để thiết kệ lộ trình học riêng cho từng cá nhân.
Trên thực tế, có rất ít trường hợp chỉ ứng dụng một mô hình duy nhất cho toàn bộ chương trình đào tạo theo Blended Learning. Một chương trình Blended Learning đúng nghĩa là sự kết hợp của từ hai, hoặc nhiều, mô hình đã nêu. Và không có mô hình nào được coi là chuẩn mực cho mọi trường hợp cũng như không có mô hình nào là vô dụng. Việc áp dụng sẽ phải phụ thuộc vào nhu cầu, tình hình đào tạo riêng của mỗi tổ chức. Để đạt được hiệu quả cao nhất, việc liên tục thử nghiệm cũng là một điều quan trọng không kém.
Tổng kế lại, Blended Learning đem lại những lợi ích như:
- Mang đến trải nghiệm khôn gbij gián đoạn khi kết hợp nhiều hình thức đào tạo khác nhau.
- Tận dụng được tinh hoa của cả hai hình thức đào tạo trực tiếp và học tập trực tuyến, nếu được lồng ghép khéo léo.
- Chuyển hóa việc học thành một hành trình liên tục thay vì chỉ một vài sự kiện đào tạo đơn lẻ.
Xu hướng của Blended Learning
Theo chia sẻ của Tiến sỹ Prasad trên eLearning Industry, có 3 xu hướng chính của Blended Learning trong thời gian tới, bao gồm: (1) Immersive courses, (2) Videos và (3) Microlearning.
Immersive courses – Khóa học nhập vai
Khóa học nhập vai dùng để chỉ môi trường học nhiều tương tác và tình huống dành cho học viên, ở cả môi trường thực tế hay thế giới ảo. Những kịch bản hành động sẽ cần người thiết kế chương trình xây dựng trước, dựa trên nguyên tắc lấy người học làm trung tâm, với những lựa chọn và kết quả tương ứng mô phỏng trường hợp thực tế. Qua đó, học viên sẽ được tự mình đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề và nhận được phản hồi tương ứng, từ đó rút ra kinh nghiệm cho chính mình.
Nhiều khóa học điện tử mà OES sản xuất cũng ứng dụng kỹ thuật Scenerio-based và Storytelling để đem lại môi trường học tập giàu tính tương tác và lôi cuốn đến cho học viên.
Videos
Video cũng là một định dạng phổ biến khác có thể sử dụng trong Blended Learning. Một số dạng video rất được khuyến khích sử dụng bao gồm:
- Video giải thích (explainer videos) – để giới thiệu một nội dung nào đó, cung cấp ngữ cảnh, truyền tải thông điệp quan trọng;
- Video tương tác (interactive videos) – để tăng cường tương tác trong trải nghiệm học, tạo cơ hội ứng dụng kiến thức;
- Video phỏng vấn (talking-head interview videos) – truyền tải thông điệp quan trọng, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân;
- Video 360 độ (360-degree videos) – cho phép người học khám phá và trải nghiệm trong môi trường mô phỏng 360 độ mà không gặp phải rủi ro nào;
- Video hoạt hình (animated videos) – để giải thích, truyền tải câu chuyện, mô phỏng tình huống thực tế bằng chi tiết và nhân vật đồ họa 2D hoặc để mô tả cách thức vận hành của một thứ cụ thể.
Theo đánh giá của tổ chức Markets and Markets, nhu cầu video phục vụ nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp trên toàn cầu có thể chiếm đến 25.6 tỷ đô vào năm 2025.
Đối với các định dạng kể video kể trên, OES đã và đang thực hiện rất nhiều dự án liên quan cho khách hàng của mình.
Microlearning & VILT
Microlearning và VILT (Virtual Instructor-Led Training) cũng là một xu hướng học tập được ưa chuộng trong nhiều năm trở lại đây và được dự đoán gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Đối với Microlearning, học viên sẽ được trải nghiệm kiến thức theo những phần nhỏ, đòi hỏi không quá nhiều thời gian (phù hợp để học bất cứ đâu và bất cứ lúc nào), mỗi phần mang một mục tiêu học tập cụ thể.
VILT (Virtual Instructor-Led Training) – đào tạo với giảng viên thông qua môi trường trực tuyến – giúp củng cố tương tác giữa học viên và giảng viên. Tiêu biểu, việc sử dụng VILT trong hội nhập định hướng đang trở nên quen thuộc bởi sự chuyển dịch mạnh mẽ của hình thức làm việc từ xa, đòi hỏi phải làm quen và gắn kết những nhân sự cách xa chúng ta cả nửa vòng trái đất.
Việc sử dụng Microlearning và VILT đều đòi hỏi tổ chức phải chuẩn bị sẵn cơ sở hạ tầng nền tảng LMS để có thể triển khai hiệu quả. Việc sở hữu cho mình một nền tảng LMS và kho học liệu điện tử, bên cạnh một chiến lược triển khai phù hợp, là điều gần như phải có trong kỷ nguyên của công nghệ và sự bất định, để đáp ứng sự linh hoạt và nguồn lực cần có trong phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức.
Xem thêm: Microlearning – Giải pháp e-Learning mang đến thành công cho các doanh nghiệp
e-Learning, LMS & Blended Learning
Xét về mặt cơ bản, Blended Learning là một đồ thị 2 chiều, với trục tung đi từ Offline learning –> Online learning, trục hoành đi từ Synchronous learning –> Asynchronous learning.
Trong các mô hình Blended Learning, bài giảng điện tử là một nguồn học liệu phong phú, dễ dàng truy cập và có thể tái sử dụng nhiều lần để tạo nên những trải nghiệm học hiệu quả cho học viên. Còn LMS đóng vai trò là nền tảng giúp nguồn học liệu kể trên phát huy được tính hữu hiệu của nó.
Những sản phẩm bài giảng điện tử của OES thuộc nhóm nội dung đào tạo không đồng thời (asynchronous activities) và đào tạo trực tuyến (online activities), là một thành phần không thể thiếu trong Blended Learning. Về nền tảng học tập (LMS) của OES, đây là một thành phần quan trọng không chỉ đối với đào taoj trực tuyến mà còn với cả đào tạo trực tiếp (đồng thời và không đồng thời). Cả hai đều là nhưng thành phần cần phải có khi áp dụng Blended Learning.
Xem thêm: Phân biệt Blended Learning và Hybrid Learning
Tóm lại, nói đến Blended Learning chính là nói đến việc lồng ghép công nghệ vào truyền thống, nói đến sự kết hợp giữa học tập trực tiếp và trực tuyến, đồng thời và không đồng thời, và nói đến những thay đổi căn bản trong chiến lược đào tạo/nhân sự để mang lại hkeets quả có giá trị cho tổ chức.
Liên hệ OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn về giải pháp e-Learning toàn diện!