8 thách thức của nhà quản trị L&D trong doanh nghiệp phải đối mặt 
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

8 thách thức của nhà quản trị L&D trong doanh nghiệp phải đối mặt 

Trong nhiều thập kỷ gần đây, sự thay đổi lớn về công nghệ, kinh tế, chính trị và xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh và L&D của các doanh nghiệp trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Những biến đổi này đã thúc đẩy sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cách các doanh nghiệp phát triển và triển khai chiến lược L&D. Đi cùng với sự phát triển, các nhà quản trị L&D cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 8 thách thức đó, để chuẩn bị phương án giải quyết kịp thời. 

Xem thêm: Xu hướng thị trường đào tạo trực tuyến năm 2024 – 2026 doanh nghiệp không thể bỏ lỡ 

Sự không chắc chắn trong tương lai

Dự đoán chính xác những điều sẽ xảy ra trong tương lai là điều không thể. Các biến động như đại dịch, chuyển đổi kỹ thuật số, khủng hoảng chi phí sinh hoạt, tỷ lệ lạm phát và sự gia tăng của AI đã tạo ra vô số khó khăn cho các nhà quản trị L&D trong doanh nghiệp. 

Trên thực tế, theo HUMU, 89% lãnh đạo nhân sự nói rằng nhân viên của họ đã lên tiếng về mối lo ngại, sự ổn định công việc hoặc những thay đổi trong tổ chức. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu của McKinsey, cứ 16 người lao động thì có 1 người phải chuyển đổi nghề nghiệp vào năm 2030. 

Do vậy, trong tương lai, để giải quyết các thách thức của nhà quản trị L&D phải đối mặt, các nhà quản trị nên xem xét, đánh giá lại mô hình hoạt động hiện tại. Lập kế hoạch kỹ càng cho năm sau và ra quyết định dựa trên những thông tin quan trọng. 

Xem thêm: Cách đưa ra quyết định đúng đắn dựa trên dữ liệu trong L&D (Phần 1)

Phúc lợi của nhân viên

Trung bình, mỗi người sẽ dành 90.000 giờ trong cuộc đời mình cho công việc. Có thể thấy, con số này lớn gần bằng một phần ba cuộc đời của một người. Với lượng lớn thời gian dành cho công việc như vậy sức khỏe tinh thần được cho là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất của nhân viên.  

Bênh cạnh các chính sách phúc lợi của nhân viên như bảo hiểm, thách thức của các nhà quản trị L&D trong tổ chúc phải đối mặt bao gồm: 

  • Làm thế nào để giáo dục nhân viên trong tổ chức về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần? 
  • Hoạt động đào tạo và phát triển có cung cấp giải pháp, chương trình phù hợp với tổ chức không? 
  • …. 

Theo dõi và nâng cao năng suất của tổ chức

Nghiên cứu của Harvard đã chỉ ra những công ty phát triển mạnh mẽ có năng suất hiệu quả hơn những công ty còn lại đến 40%. Đây là lý do tại sao việc theo dõi và cải thiện năng suất của tổ chức vẫn là một trong những thách thức mà các nhà lãnh đạo nói chung và các nhà quản trị L&D nói riêng phải đối mặt.  

Định hình văn hóa công ty

Văn hóa công ty là những giá trị và niềm tin được chia sẻ, yêu cầu và hướng dẫn hành vi đối với nhân viên, khách hàng và các đối tác của một tổ chức.  

  • Theo một nghiên cứu Arbinger, 90% giám đốc điều hành cho rằng tầm quan trọng của văn hóa công ty ngày càng tăng 
  • Một nghiên cứu khác của Jobvite chỉ ra có 46% người lao động tìm việc làm coi văn hóa công ty là một yếu tố quan trọng mà họ chú ý khi xin việc. 

Như vậy, có rất nhiều thách thức về văn hóa mà các nhà lãnh đạo, quản trị ngày nay phải đối mặt, đặc biệt là văn hóa học tập và phát triển. 

Sự trỗi dậy của công nghệ AI và số hóa

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã tồn tại từ rất lâu nhưng trong một vài năm trở lại đây đã trở nên dần phổ biến. Các công cụ công nghệ được ra mắt phổ biến trong các lĩnh vực. Hiện nay, AI có thể tự động hóa công việc viết nội dung (content), chỉnh sửa video và âm thanh, phân tích dữ liên, can thiệp vào hoạt động đào tạo hay bất kỳ nhiệm vụ nào khác. Các nghiên cứu của Forbes đã ước tính rằng một tỷ người phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm vì Ai trong một thập kỷ tới. 

Bên cạnh đó, hiện nay, số hóa không còn là một lựa chọn, đó là một phương thức phát triển cần thiết trong các tổ chức, doanh nghiệp. Từ sau 2020, các tổ chức đã tập trung ưu tiên phát triển mạnh trong việc áp dụng các mô hình kinh doanh kỹ thuật số, chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Gartner, chỉ có 35% tổ chức đạt được mục tiêu chuyển dổi kỹ thuật số của mình. 

Với bối cảnh kinh tế chung, hoạt động L&D cũng không ngoại lệ, các nhà lãnh đạo, quản trị cũng phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc theo kịp các công nghệ tiên tiến trên thị trường. Họ phải đối mặt với những thách thức trong việc tìm kiếm các giải pháp phần mềm phù hợp mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của mình. 

Xem thêm: 5 lí do vì sao nên lựa chọn OES – đơn vị cung cấp giải pháp e-Learning nhanh chóng, hiệu quả nhất hiện nay 

Quan tâm đến khoảng cách kỹ năng giữa các nhân viên

Trong vài năm vừa qua, tác động của gián đoạn kỹ thuật số, AL, làm việc từ xa và làm việc kết hợp (Hybrid Working) đã làm thay đổi môi trường làm việc hiện đại. Khi thế giới thay đổi, các nhà quản trị L&D cũng cần linh động thích ứng kịp thời. Do vậy, việc định hướng chiến lược đào tạo và phát triển tại doanh nghiệp để lấp đầy khoảng trống về kỹ năng của nhân viên là vô cùng cấp thiết. 

Theo một nghiên cứu của McKinsey, có 87% các tổ chức biết rằng họ có hoặc sẽ có khoảng cách về kỹ năng giữa các nhân viên trong tổ chức của mình trong tương lai.Với nhu cầu liên tục đảm bảo lực lượng lao động của tổ chức luôn cập nhật những xu hướng, kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc, đây sẽ là một thách thức lớn dành cho các chuyên gia đào tạo trong doanh nghiệp. 

Tỷ lệ luân chuyển nhân viên cao

Hiện nay, vấn đề Gen Z nhảy việc trở thành một chủ đề xôn xao đối với các nhà lãnh đạo, quản trị. Bởi thế hệ Gen Z đã, đang và sẽ trở thành lực lượng lao động chính tại các tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, làm sao để giữ chân và phát huy thế mạnh của thế hệ lao động trẻ này là bài toán khó đặt ra đối với các doanh nghiệp. 

Không chỉ dừng lại ở việc tỷ lệ luân chuyển nhân viên cao, điều đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần các nhân sự trong nhóm. Do vậy, theo LinkedIn, có đến 93% các tổ chức lo ngại về việc giữ chân nhân viên. 

Để giữ chân họ với tổ chức, việc khuyến khích phát triển kỹ năng cho nhân viên sẽ có thể phát huy khả năng gắn bó sự nghiệp của họ với doanh nghiệp là vấn đề các chuyên gia L&D cần cân nhắc. 

Mất kiến thức và chảy máu chất xám của tổ chức

Các nhà quản lý trên khắp thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với một vấn đề ngày càng tăng. Đó là khi nhân viên rời đi hay thôi việc, đồng nghĩa với việc họ mang theo kiến thức, chất xám của mình đi.  

Do đó, các nhà quản lý L&D cần đối mặt với bài toán làm thế nào để khuyến khích văn hóa chia sẻ kiến thức trong tổ chức, doanh nghiệp của mình. 

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả cho doanh nghiệp 

Kết

Trên đây là 8 thách thức các nhà quản trị L&D trong doanh nghiệp phải đối mặt trong hiện tại và tương lai. Điều quan trọng là các nhà quản trị L&D cần nắm những thách thức sẽ gặp phải và đưa ra các bước hành động để giải quyết chúng. Hy vọng bài viết này có thể giúp tổ chức, doanh nghiệp tạo ra các chiến lược L&D phù hợp.  

Để tìm hiểu thêm về các phương thức, cách triển khai hệ thống LMS cũng như cập nhật các xu hướng e-Learning mới nhất, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam nhé!   

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x