Tiếp tục serie “8 nguyên tắc vàng trong thiết kế bài giảng E-learning cho doanh nghiệp”, ở phần 2 này OES sẽ giới thiệu cho các bạn 4 nguyên tắc còn lại, cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng.
5. Sử dụng kiểu chữ rõ ràng
Khi xem phim hay đọc sách, người xem hoàn toàn có thể zoom in, zoom out và điều chỉnh để nhìn rõ chữ trên màn hình. Tuy nhiên, học viên của bạn thì không thể chỉnh sửa bài giảng E-learning nên họ sẽ từ bỏ việc học nếu nội dung bài giảng quá khó nhìn. Đầu tiên, hãy sử dụng kiểu chữ rõ ràng, cụ thể như sau:
- Sử dụng phông chữ sans serif: Font sans serif là kiểu chữ không có đường gạch nhỏ ở chân, dễ đọc và thường được ưu tiên thiết kế trên màn hình bởi kiểu dáng đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể sáng tạo với kiểu chữ, tuy nhiên hãy cố gắng thống nhất với concept bài giảng và lựa chọn một kiểu chữ sans serif.
- Tương phản màu sắc: Hãy chọn những nhóm màu cho văn bản trên màn hình sao cho tương phản và đối lập với màu nền.
- Cẩn thận với độ đậm của kiểu chữ: Thông thường phần tiêu đề sẽ luôn được “ưu ái” sử dụng kiểu chữ đậm hơn và cỡ lớn hơn so với phần thân đoạn.
- Cỡ chữ lý tưởng trên mọi màn hình là 16 pixels.
- Không sử dụng quá 3 kiểu chữ cùng 3 kích cỡ khác nhau trên một màn hình: Bạn có thể sử dụng các kiểu phông đối lập để làm nổi bật nội dung nhưng hãy bám sát quy tắt này để bài giảng không bị màu mè.
6. Tối ưu hiệu quả của visual content
Yếu tố visual là một trong những công cụ đắc lực nhất giúp bạn tăng hiệu quả của bài giảng E-learning cho doanh nghiệp. Sở dĩ là bởi chúng tác động trực tiếp đến thị giác của chúng ta, đồng thời đánh vào cảm xúc, liên tưởng, kích thích trí tò mò. Sử dụng visual content hỗ trợ cho nội dung của bài giảng sẽ tạo cảm hứng cho người học và khiến họ tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn so với việc chèn một đoạn văn bản “chi chít” chữ.
->>>>>>>>>>>> Kinh nghiệm số hóa nội dung: 8 loại visual content mà bạn nên biết
Sau đây là một vài mẹo giúp bạn tối ưu hiệu quả của visual content:
- Theo sát một concept: Bạn nên sử dụng các kiểu visual cùng một concept để tạo một mạch nội dung nhất định xuyên suốt bài giảng.
- Sử dụng những tấm ảnh chụp đồng bộ về điều kiện ánh sáng
- Các loại visual content phải liên quan đến nhau: Bạn có thể sử dụng nhiều kiểu visual content như đồ thị, typography, infographic, ảnh minh họa,.. nhưng hãy để chúng liên quan đến nhau về mặt nội dung. Đừng quá sáng tạo ở yếu tố visual mà vô hình chung “tách” người học của bạn khỏi nội dung chính.
7. Nghệ thuật phối màu
Khi thiết kế bài giảng E-learning cho doanh nghiệp, màu sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định tính thẩm mỹ của toàn bộ hệ thống bài giảng cũng như cảm xúc, tâm trạng của học viên. Chỉ bằng việc phối màu, bạn có thể thu hút sự chú ý vào một nội dung, hay tạo một mạch bài giảng nhất định.
Đây là một vài điểm bạn cần lưu ý về yếu tố màu sắc trong bài giảng E-learning:
- Tận dụng màu nhấn (accent colors) để lôi kéo sự chú ý của người học vào những mục cần ghi nhớ.
- Sử dụng Monochrome – quy tắc phối màu đơn sắc để giải quyết vấn đề loạn sắc.
- Cân bằng màu sáng và màu tối trong một màn hình để định hướng thị giác người học.
- Tương phản màu sắc giữa chữ, hình ảnh và background.
8. Đơn giản hóa điều hướng
Một bài giảng dù có thú vị tới đâu mà khả năng điều hướng khó khăn thì người học cũng không có hứng thú. Nếu họ mất quá nhiều thời gian để loay hoay với các nút điều hướng mà không thể tìm thấy những gì họ cần thì ngay lập tức họ sẽ từ bỏ việc học.
Bài giảng nên được thiết kế sao cho người học có thể “đi tới đi lui”, dễ dàng chuyển qua các màn hình khác nhau. Để làm được điều này, hãy lưu ý đặt các nút điều hướng như “Tiếp theo”, “Quay lại” ở vị trí dễ thấy, thường được đặt ở bên phải và bên trái mép gần góc màn hình hoặc đặt cạnh nhau như ví dụ dưới đây.
Để được tư vấn và hỗ trợ xây dựng bài giảng E-learning cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!
Xem thêm: 8 nguyên tắc vàng trong thiết kế bài giảng E-learning cho doanh nghiệp (phần 1)