Mỗi designer lại có những phong cách thiết kế rất riêng, tuy nhiên đối với lĩnh vực E-learning, để đảm bảo tính hiệu quả của quá trình đào tạo mà có một số quy tắc bạn không nên vi phạm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn 8 nguyên tắc vàng trong thiết kế bài giảng E-learning cho doanh nghiệp, hãy cùng theo dõi nhé!
1. Visual hierarchy – Nghệ thuật định hướng thị giác của người học
Visual hierarchy là cách thức thiết kế giúp tăng cường khả năng ghi nhớ của người học bằng cách sử dụng typography, màu sắc, hình ảnh.. phân chia thành các cấp bậc khác nhau dựa trên nội dung ban đầu. Cách thiết kế này tạo nên mức độ ưu tiên giữa các nội dung hay sự phân cấp hấp dẫn, giúp người học định hướng được thông tin.
Để dễ hiểu hơn, chúng ta hãy lấy một tờ báo làm ví dụ. Bạn nghĩ tại sao tờ báo thường đưa những thông tin hot nhất lên trang đầu với hình ảnh cực nổi bật, đồng thời ở mỗi trang báo, tác giả lại làm nổi bật tiêu đề chính, tiêu đề phụ và phân chia thành các đoạn? Đó là bởi vì tác giả muốn chúng ta theo dõi tin nóng trước, và với mỗi bản tin lại muốn chúng ta đọc theo trình tự có sẵn: tiêu đề chính -> tiêu đề phụ -> các đoạn body.
2. “Ít là nhiều” – Tối giản hóa thiết kế
Chúng ta luôn muốn bài giảng E-learning sinh động và cung cấp nhiều thông tin nhất có thể. Tuy nhiên, điều này đã đẩy chúng ta vào cái bẫy mang tên “quá tải” – bài giảng quá màu mè, quá nhiều thông tin khiến người học không biết tập trung vào đâu.
Để có thể cân bằng được lượng thông tin trên mỗi màn hình và tối giản hóa thiết kế, hãy bám sát những quy tắc sau:
- Cắt bỏ những nội dung thừa, hoặc giảm lượng chữ bằng các yếu tố visual như biểu đồ, ảnh minh họa, infographics,…
->>>>>>>> Kinh nghiệm số hóa nội dung: 8 loại visual content mà bạn nên biết
- Chia nhỏ nội dung thành các đoạn nhỏ có tiêu đề, mỗi đoạn chứa không quá 4 câu dài 2 đến 3 dòng.
- Chỉ chọn ra 2 đến 3 phông chữ và màu sắc chủ đạo để sử dụng
->>>>>>>> Xem thêm 5 mẹo để đơn giản hóa thiết kế bài giảng E-learning cho doanh nghiệp tại đây.
3. Thu hút người học bằng điểm nhấn
Khi xây dựng một bài giảng E-learning cho doanh nghiệp, bạn luôn cần đảm bảo rằng bài giảng cần có điểm nhấn, cả về nội dung lẫn thiết kế để thu hút sự chú ý của đối tượng đào tạo. Một bài giảng mơ hồ, thiếu trọng tâm, màu sắc nhạt nhòa sẽ gây ấn tượng xấu với học viên ngay từ lần đầu tiên, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình đào tạo sau này.
Mẹo:
- Tìm ra một concept học quan trọng nhất ở mỗi màn hình và lấy nó làm điểm nhấn.
- Điểm nhấn ở mỗi màn hình có thể là nội dung cần nhớ dưới dạng từ khóa, hình ảnh, hay dạng infographic.
4. Giúp người học “thư giãn” bằng khoảng trắng
Khoảng trắng được coi là chiếc chìa khóa vạn năng trong mọi thiết kế, giúp tăng khả năng đọc hiểu của người xem đến 20%. Bạn có thể tận dụng khoảng trắng, tạo các vách ngăn giữa các yếu tố trên màn hình để khiến người học phải tạm dừng suy ngẫm hoặc sử dụng khoảng trắng để làm nổi bật một số đầu mục đặc biệt.
Sau đây là một vài điều bạn cần lưu ý:
- Khoảng trắng nhưng không hoàn toàn trắng: Đó là những khoảng trống không có chữ và các yếu tố visual, có màu trùng với màu nền.
- Sử dụng khoảng trắng để tách biệt các yếu tố trong màn hình
- Lượng chữ lý tưởng nhất trong một màn hình chiếm 25 – 40%, còn lại dành cho khoảng trắng và các yếu tố visual
- Tuy nhiên, quá lạm dụng khoảng trắng sẽ làm mất đi điểm nhấn, khiến các nội dung bị tách biệt và thiếu sự liên quan với nhau.
(còn nữa)
Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về E-learning cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!
Xem thêm: 8 nguyên tắc vàng trong thiết kế bài giảng E-learning cho doanh nghiệp (phần 2)