6 tips áp dụng kịch bản phân nhánh trong e-Learning giúp tăng tính học tập trải nghiệm
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

6 tips áp dụng kịch bản phân nhánh trong e-Learning giúp tăng tính học tập trải nghiệm

Kịch bản phân nhánh không chỉ là việc trình bày nội dung một cách tuần tự, mà còn cung cấp cho người học những trải nghiệm học tập đáng nhớ. Bằng cách tạo ra những lựa chọn và hướng đi khác nhau, kịch bản phân nhánh đưa người học đi sâu vào nội dung bài học. Vậy làm thế nào để tận dụng tối đa tiềm năng của kịch bản phân nhánh trong e-Learning để tăng tính học tập trải nghiệm? Cùng OES tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé. 

Xem thêm: Thiết kế bài giảng điện tử cho doanh nghiệp chi tiết trong 5 bước

Học tập trải nghiệm là gì? 

Trong e-Learning, học tập trải nghiệm là một phương pháp giáo dục độc đáo, tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm đa chiều và thú vị cho người học. Thay vì chỉ truyền đạt kiến thức một cách cơ bản, học tập trải nghiệm cho phép học viên tiếp cận và tương tác với nội dung học tập thông qua các hoạt động thực tế như giải quyết vấn đề, thực hành hay tương tác với các tình huống mô phỏng.  

Khi học tập trải nghiệm, người học được đặt vào các tình huống và vai trò giống như trong thực tế để có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng của mình. Đồng thời, điều này cũng góp phần thúc đẩy người học phát triển những kỹ năng mềm như tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, và giao tiếp hiệu quả.

Thế nào là kịch bản phân nhánh?

Kịch bản phân nhánh (branching scenarios) là một phương pháp thiết kế nội dung học tập e-Learning. Trong đó, người học có khả năng lựa chọn và tạo ảnh hưởng đến quá trình học tập dựa trên quyết định và hành động của mình. Kịch bản phân nhánh đem đến một trải nghiệm học tập tương tác, cá nhân hóa và thúc đẩy sự tham gia tích cực của người học. 

Trong một kịch bản phân nhánh, nội dung học tập thường được phân chia thành một cấu trúc linh hoạt, với các tình huống và hành động khác nhau dựa trên lựa chọn của người học. Khi đối mặt với mỗi tình huống khác nhau, người học sẽ có quyền đưa ra các lựa chọn hoặc hành động tuỳ theo các tình huống đó. Dựa trên quyết định của người học, câu chuyện sẽ tiếp tục theo hướng tương ứng để họ có thể trải nghiệm những kết quả do mình lựa chọn. 

6 tips giúp tăng tính học tập trải nghiệm với kịch bản phân nhánh 

Trao quyền cho người học tự phản ánh và đánh giá cá nhân làm tăng tính học tập trải nghiệm

Trao quyền cho người học tự phản ánh và đánh giá cá nhân sẽ kích thích sự tương tác và sự tham gia tích cực, giúp họ trở nên chủ động hơn trong quá trình học tập. Học viên lúc này sẽ trở thành nhân vật chính trong câu chuyện và có quyền kiểm soát diễn biến nội dung dựa theo những trường hợp hoặc kết quả đã được xây dựng sẵn. Người học sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định và định hướng hành động của mình.  

Không chỉ vậy, việc trao quyền cho người học tự đánh giá tác động, kết quả cho những quyết định và hành động của mình cũng sẽ khuyến khích sự phát triển, cải thiện kỹ năng của bản thân. Việc tự phản ánh và đánh giá cá nhân tạo ra sự liên kết giữa lý thuyết và thực hành, từ đó làm tăng khả năng chuyển giao và ứng dụng kiến thức trong môi trường làm việc thực tế.  

Tập trung vào yếu tố tương tác và sự đắm chìm 

Tập trung vào yếu tố tương tác và sự đắm chìm sẽ khuyến khích người học khám phá và thử nghiệm nhiều hơn. Họ có thể thử nghiệm các lựa chọn khác nhau và khám phá kết quả của từng quyết định. Điều này khuyến khích sự sáng tạo, tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề của người học. Đồng thời, khi được đắm chìm vào câu chuyện hoặc tình huống học tập, người học cũng có xu hướng tập trung cao độ và chú ý tối đa vào khóa học nhiều hơn. 

Phát triển các tình huống giả thuyết có liên quan đến thực tế 

Bằng cách phát triển các tình huống giả thuyết có liên quan đến thực tế, người học sẽ dễ dàng áp dụng kiến thức và kỹ năng vào công việc của mình. Đồng thời, áp dụng phương pháp này cũng sẽ tạo ra sự gắn kết và quan tâm của học viên với nội dung bài giảng. Khi thấy rằng nội dung đào tạo liên quan trực tiếp đến cuộc sống và công việc của mình, chắc chắn họ sẽ càng có thêm động lực để tham gia và tiếp thu kiến thức. 

Thiết kế dựa trên người học 

Thay vì áp đặt cùng một nội dung cho tất cả người học, kịch bản phân nhánh có thể điều chỉnh và tùy chỉnh nội dung dựa trên nhu cầu và khả năng của từng người học. Điều này tạo ra một trải nghiệm học tập độc đáo và phù hợp với từng cá nhân, giúp nâng cao tính tương tác và tỷ lệ tham gia của người học.  

Ngoài ra, thiết kế dựa trên người học sẽ cho phép doanh nghiệp điều chỉnh nội dung và mức độ khó của bài học dựa theo kiến thức và kỹ năng hiện có của học viên. Nhờ vậy họ sẽ không bị lạc lối trong quá trình học tập cũng như có một trải nghiệm phù hợp và thú vị.  

Cung cấp các phản hồi chi tiết 

Các phản hồi chi tiết trong kịch bản phân nhánh sẽ giúp giải thích tại sao một lựa chọn là đúng hoặc sai, từ đó người học có thể xây dựng kiến thức sâu hơn và hiểu rõ hơn về nội dung học tập. Khi biết được kết quả của mỗi lựa chọn, người học sẽ đánh giá được xem mình đã làm tốt hay cần cải thiện điều gì. Trước những phản hồi tích cực, họ sẽ càng cảm thấy được khích lệ, cũng như có nhiều động lực và sự cam kết tiếp tục học tập. 

Cốt truyện chặt chẽ, mạch lạc 

Một kịch bản với cốt truyện chặt chẽ, mạch lạc đóng vai trò quan trong trong việc tạo sự hấp dẫn và gắn kết người học với quá trình học tập. Trước những câu chuyện có cấu trúc rõ ràng và thú vị, người học sẽ càng cảm thấy cuốn hút và muốn tiếp tục khám phá những diễn biến chi tiết hơn. Khi các sự kiện và thông tin được trình bày theo một trình tự logic và có mục đích, người học dễ dàng liên kết được các khái niệm và diễn biến trong câu chuyện. Nhờ vậy, họ sẽ càng dễ hiểu và ghi nhớ nội dung hơn. 

Xem thêm: Storyboard là gì? Cách thức áp dụng storyboard trong e-Learning

Kết 

Hi vọng rằng với 6 tips đã chia sẻ ở trên sẽ giúp doanh nghiệp khám phá sự tiềm năng của kịch bản phân nhánh trong e-Learning để mang lại tính trải nghiệm học tập đa chiều và sâu sắc cho người học. Để được tư vấn thêm các thông tin chi tiết về thiết kế chương trình đào tạo và hệ thống đào tạo trực tuyến e-Learning, hãy liên hệ với OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến – đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp phát triển nguồn lực cho các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.    

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x