Trong thời kỳ số hóa công nghệ, những hệ thống đào tạo trực tuyến hay còn được biết đến với cụm từ “hệ thống e-learning” đang dần trở nên phổ biến và quen thuộc trong các tổ chức, doanh nghiệp. Và mặc dù những hệ thống này không mất quá nhiều thời gian và chi phí để thực hiện, việc xây dựng phần mềm e-learning hiệu quả lại là một vấn đề khác cần phải được dành nhiều sự quan tâm hơn.
Đặc biệt với các doanh nghiệp/công ty, việc sở hữu những hệ thống đào tạo trực tuyến đủ hấp dẫn để cho nhân viên có thể không chỉ hiểu và yêu thích những kiến thức mình đưa ra mà còn mong muốn học tập sâu hơn, là chuyện hệ trọng liên quan tới việc phát triển và tồn tại trong thị trường. Vì vậy, OMT, với sự thấu hiểu về bài toán đào tạo trực tuyến, đã đúc kết ra 5 phương thức giúp cho các doanh nghiệp có thể phát triển hệ thống e-learning một cách hiệu quả và thu hút, mà vẫn cá nhân hóa được với từng tổ chức.
5 tiêu chí xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp:
1. Hướng người dùng đến thương hiệu doanh nghiệp
Học tập là một hoạt động chính để nhân viên tự đánh giá bản thân và cam kết với sự thay đổi về hành vi như là một phần của quá trình đào tạo, vì thế đây là một cơ hội tốt để củng cố giá trị của doanh nghiệp. Những bài giảng đào tạo trực tuyến nên tương phản hình ảnh thương hiệu nhưng cũng đồng thời phải giúp cho nhân viên của mình thấu hiểu được văn hóa và giá trị cốt lõi của thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu như logos hay là màu sắc chủ đạo là một cách thông dụng, ngoài ra ta có thể kể đến một số ví dụ khác như:
- Sử dụng thiết kế mang tính nhất quán trong bộ nhận diện thương hiệu của toàn hệ thống. Nếu như các doanh nghiệp muốn nhân viên của mình có thể gắn bó được với những giá trị, văn hóa của mình thì đây có thể coi như một bước khởi đầu để giúp họ cảm nhận được những điều trên thông qua một hệ thống đào tạo trực tuyến mang đậm hình ảnh thương hiệu cá nhân
- Sử dụng ngôn ngữ và âm điệu phù hợp với văn hóa doanh nghiệp trong các bài giảng trực tuyến. Đó là điều mà nhân viên thông qua đào tạo có thể cảm nhận được đầu tiên về một doanh nghiệp.
- Củng cố thông điệp giá trị thương hiệu, nếu như doanh nghiệp có một thông điệp tốt, việc củng cố nó trong ý thức của nhân viên thông qua quá trình đào tạo là một cách vừa hiệu quả, lại có thể tối ưu hóa các giá trị của tổ chức đối với nhân viên.
2. Thiết lập văn hóa học tập và xây dựng cộng đồng xung quanh hệ thống
Khi sử dụng các hệ thống đào tạo trực tuyến, một lợi thế lớn đối với người sử dụng đó là họ có cơ hội được tiếp xúc trực tuyến một cách thường xuyên với những nhân viên khác có cùng kinh nghiệm học tập và cũng đang trong lộ trình đào tạo. Có thể hình dung những hệ thống như vậy với các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook,… ngoại trừ hệ thống e-learning được phân hóa và cá nhân với từng doanh nghiệp hơn.
Một vài ví dụ cụ thể như:
- Thiết lập các diễn đàn, network trong doanh nghiệp, tạo cơ hội để nhân viên có thể được tiếp xúc F2F nhiều hơn với nhau trong quá trình đào tạo, cấp quyền truy cập với những video bài giảng cũng như thông tin liên quan để hỗ trợ trong việc đào tạo
- Thường xuyên cung cấp khảo sát để tìm hiểu cảm nhận của người dùng về hệ thống e-learning, các doanh nghiệp còn có thể tìm ra được những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống qua cách này.
3. Cá nhân hóa hệ thống đào tạo trực tuyến với người dùng:
Theo Báo cáo và dự báo về xu hướng đào 2017-2021 của Docebo, người học muốn được cá nhân hóa nội dung học của mình và phù hợp với trường hợp cụ thể của bản thân. Và các hệ thống e-learning có thể đáp ứng nhu cầu này tốt hơn và hiệu quả hơn với các phương pháp đào tạo khác. Bằng cách thay đổi giao diện người dùng và phân bố nội dung học phù hợp với từng phòng ban trong doanh nghiệp, Nhân viên sẽ tìm thấy được sự tương đồng giữa bản thân với những hệ thống e-learning này.
Những nguyên tắc chung khi cá nhân hóa người dùng trong hệ thống:
- Xác định người dùng chính của mình là ai, phân loại người dùng và xây dựng những đặc tính riêng hơp với tính chất công việc thông qua ngôn ngữ và nội dung bài giảng.
- Xây dựng một hệ thống e-learning theo mô hình “employee-centric” giúp nhân viên tự do với việc học và chủ động hơn, đồng thời gián tiếp xác định cho nhân viên mục đích chính qua khóa học để áp dụng với trường hợp thực tiễn
4. Xây dựng hệ thống elearning đa nền tảng:
Trong thời đại công nghệ số và sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây, những ứng dụng có thể sử dụng trên nhiều thiết bị cùng một lúc mang lại không chỉ lợi thế về mặt tiết kiệm thời gian mà còn là sự tiện nghi, thích ứng được với mọi hoàn cảnh. Các hệ thống đào tạo trực tuyến cũng vậy, nhân viên có thể học tại bất cứ đâu, tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày , miễn là trong tay họ có một chiếc smartphone hay máy tính bảng có kết nối mạng. Và để làm được điều đó thì hệ thống e-learning của doanh nghiệp cần phải được triển khai đa nền tảng, phù hợp với từng loại thiết bị.
5. Có chiến lược quảng bá hiệu quả:
Nếu như hệ thống đào tạo quản lý của các doanh nghiệp đã đáp ứng được đủ 4 yếu tố đã đưa ra, thì đây chính là bước cuối cùng để có thể làm cho hệ thống này hiệu quả thực sự và nhiều người biết đến. Với một chiến lược truyền thông nội bộ rộng rãi, nhân viên của doanh nghiệp sẽ biết đến hệ thống không chỉ một mà nhiều lần thông qua giao tiếp công sở hàng ngày. Và việc đào tạo tốt sẽ để lại cho nhân viên một ấn tượng về hệ thống e-learning hiệu quả, khiến họ muốn quay lại để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về kiến thức chuyên môn của mình.
Tổng kết lại, xây dựng được một phần mềm/ hệ thống đào tạo trực tuyến hiệu quả không phải là chuyện ngày một ngày hai. Để có thể làm ra một hệ thống e-learning hấp dẫn cần có sự đầu tư bằng cả trí tuệ và sự quan tâm.
Bài viết liên quan: OMT | Đào tạo nhân sự trực tuyến | >>>