Để cho ra mắt một khoá học hoàn chỉnh, thời gian và công sức dành cho thiết kế và phát triển khoá học không hề nhỏ. Liệu quy trình số hoá bài giảng có thực sự mất nhiều thời gian đến vậy?
Bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trong quy trình số hoá bài giảng nhờ những mẹo sau đây.
1. Người thiết kế và người phát triển nội dung phải làm việc cùng nhau
Trong nhiều trường hợp, một người có thể đảm đương cả công việc phát triển tài liệu cũng như thiết kê. Tuy nhiên, khối lượng công việc của hai công đoạn này không hề nhỏ nên bạn sẽ cần đến những người khác hỗ trợ cho kịp tiến độ.
Nếu bạn nhận trách nhiệm thiết kế, hãy hợp tác làm việc với người làm nội dung để đảm bảo kết quả đầu ra tốt nhất và hiệu quả nhất. Bạn có thể truyền tải thông tin sai cách hoặc bỏ lỡ ý đồ của người làm nội dung nếu như không có sự tương tác với nhau khhi làm việc. Điều này sẽ dẫn đến sự trì trệ trong công việc.
Ngược lại, nếu bạn là người sáng tạo nội dung, hãy cố gắng có những buổi gặp mặt trao đổi với designer để bàn bạc rõ hơn về nội dung và ý đồ bạn muốn truyền đạt. Bạn cũng có thể tạo sẵn một kịch bản các hiệu ứng và hình ảnh mà bạn mong muốn được sử dụng trong các đoạn nhất định. Từ dó, người làm công việc thiết kế sẽ có thể dễ dàng nắm bắt ý tưởng và làm việc hiệu quả hơn. Với vai trò là người phát triển nội dung, bạn sẽ không muốn gặp phải những tình huống thiết kế lại toàn bộ khoá học đâu! Đôi khi những thiết kế và mạch chạy của bài giảng do người thiết kế tự vẽ ra khác với suy nghĩ của bạn và bạn lại có những ý tưởng mới. Đây có thể coi là một điều tốt, nhưng hãy để dành ý tưởng đó cho lần sau, bạn cần hoàn thành dealine đúng hạn.
2. Thống nhất trong từng bước thiết kế
Có nhiều người sẽ lựa chọn thiết kế và xây dựng nội dung một mạch từ đầu đến cuối để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, thực tế là hướng đi và phương thức của họ không có gì để đảm bảo đi đúng hướng và nếu không được thông qua thì sẽ rất mất công sức và thời gian đã bỏ ra.
Với người làm công việc thiết kế, bạn sẽ cần có một kế hoạch cụ thể. Trong bản kế hoạch này, bạn sẽ đi từ khái quát về mục đích và các tiêu chí của khoá học. Từ đó, bạn sẽ thiết kế ra từng bài học nhỏ và gửi lên cấp trên để được thông qua.
Sau khi có được sự nhất trí về khung nội dung, bạn mới nên bắt tay vào việc phác thảo kịch bản. Khi có kịch bản hoàn thiện, bạn có thể gửi cho khách hàng để tham khảo và đi đến thống nhất.
Khi khách hàng đã chấp nhận kịch bản của bạn, đây là lúc bạn chính thức bắt tay vào việc thiết kế khoá học. Thử tưởng tượng bạn là một trong số những designer hay người làm nội dung dành ra hàng tuần trời để hoàn thành dự án nhưng cuối cùng lại bị từ chối. Đi đến thông nhất trong từng bước sẽ là lối đi an toàn tránh những rủi ro bị trì hoãn hay làm đi làm lại nhiều lần.
3. Giới hạn phạm vi công việc
Phạm vi công việc có thể là một phần trong bản kế hoạch thiết kế khoá học E-learning hoặc là một tài liệu độc lập. Tài liệu này sẽ xác định nội dung khoá học gồm những gì và không bao gồm những nội dung nào. Mục tiêu của khoá học thường giúp xác định luôn phạm vi công việc phải làm.
Hãy đề phòng với những khách hàng muốn lông ghép nhiều nội dung đào tạo của họ vào một khoá học để tiết kiệm chi phí đào tạo cho doanh nghiệp. Bạn cần đặt ra một phạm vi công việc nhất định để giới hạn nội dung thực hiện đặc biệt là khi hai bên đã thoả thuận xong mức chi phí.
4. Làm việc thông minh thay vì chăm chỉ
Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phải ngồi viết rất nhiều dòng code chỉ để tạo một số câu hỏi đúng sai. Sau khi đi được nửa quãng đường, bạn nhận ra là chỉ cần thay đổi mẫu câu hỏi mà vẫn có thể đạt được kết quả tương tự mà không phải ngồi viết code. Hãy luôn tự nhắc nhở và hỏi bản thân trước khi xây dựng thêm các yếu tố trong khoá học hay viết thêm JavaScript, liệu có giải pháp nào đơn giản và nhanh hơn để giair quyết vấn đề này không.
5. Đừng quá tiểu tiết
Với những người mới vào nghề, họ thường có đặc điểm chung là quá tập trung vào tiểu tiết. Ví dụ, họ luôn phải căn chỉnh lề của tất cả các trang chiếu sao cho chuẩn chỉnh nhất, chính xác đến từng pixel. Tuy nhiên, sự thật là chẳng ai có thời gian soi đến từng chi tiết đó ngoài bạn. Bạn chỉ cần đảm bảo mọi thứ nhìn hài hoà và đẹp mắt là được, không cần quá chú ý đến tiểu tiết như vậy.
Như vậy, mục đích của E-learning là đào tạo và cung cấp kiên thức cho những người có nhu cầu. Danh thêm vài tiếng đồng hồ cố căn chỉnh thêm các chi tiết cũng không tạo ra giá trị nào cho sản phẩm của bạn. Cần đảm bảo nội dung và hình thức của bài giảng, tuy nhiên, thước đo mức độ thành công và hiệu quả của quy trình số hoá bài giảng lại nằm ở việc người học có tiếp thu kiến thức và áp dụng được chúng hay không.
Nếu bạn đang quan tâm và có nhu cầu xây dựng hệ thống E-learning cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty cung cấp dịch vụ E-learning hàng đầu tại Việt Nam.
Xem thêm: Giảm thiểu chi phí đào tạo cho doanh nghiệp với số hoá bài giảng E-learning.