Thiết kế bài giảng là một bước quan trọng trong quá trình thiết kế chương trình đào tạo. Nếu bài giảng của phương pháp đào tạo truyền thống chỉ có thể truyền đạt qua một số dạng nhất định (sách, audio…), kém tính trực quan thì bài giảng đào tạo online lại mang nhiều màu sắc mới mẻ với nhiều cách truyền tải nội dung đầy sinh động. Song cũng vì vậy mà việc thiết kế bài giảng có thể phát sinh những rắc rối, phức tạp không ngờ. Trong bài viết này, OES sẽ cùng bạn điểm danh 3 bước giúp doanh nghiệp thiết kế bài giảng dễ dàng khi đào tạo online.
Xem thêm: Thiết kế bài giảng điện tử cho doanh nghiệp chi tiết trong 5 bước
Lựa chọn công cụ thiết kế bài giảng e-Learning trong đào tạo online
Công cụ thiết kế bài giảng e-Learning trong đào tạo online là gì?
Nếu so sánh việc thiết kế 1 chương trình đào tạo, hay nhỏ hơn là 1 khóa học trực tuyến, với việc xây một căn nhà thì công cụ thiết kế bài giảng chính là các công cụ, kỹ thuật thực tế để tạo ra bài giảng e-Learning.
Công cụ thiết kế bài giảng e-Learning (authoring tool) là phần mềm hoặc ứng dụng chuyên dụng được sử dụng để thiết kế, phát triển các khóa học trực tuyến, bài giảng điện tử hoặc tài liệu đào tạo.
Công cụ thiết kế bài giảng điện tử cung cấp các tính năng và chức năng cho phép người dùng viết văn bản, chèn video, hình ảnh, âm thanh hay tạo lập trò chơi, kiểm tra kiến thức và nhiều tính năng tiện ích khác để tăng trải nghiệm học tập một cách hấp dẫn hơn. Các công cụ này cung cấp các giao diện đồ họa có tính trực quan cao và dễ sử dụng, cho phép người dùng tương tác với các phần tử trong bài giảng.
Các công cụ thiết kế bài giảng e-Learning trong đào tạo online
(1) Các công cụ thiết kế bài giảng độc lập (Desktop-based tools)
Đây là các công cụ độc lập, cho phép người dùng sáng tạo nội dung bài giảng đào tạo online với nhiều tùy chỉnh, có tính tương tác, đồ họa cao và nhiều tính năng khác.
Một số desktop-based tools thường được các chuyên gia thiết kế bài giảng sử dụng bao gồm:
– Adobe Captivate: cho phép xây dựng các bài giảng điện tử có tính tương tác cao với hiệu ứng đa phương tiện như hình ảnh, video, audio,… và có hỗ trợ SCORM và AICC.
– Articulate Storyline: dễ sử dụng, cho phép tạo ra các bài giảng có giao diện trực quan và tính tương tác cao, hỗ trợ kéo thả trong quá trính sử dụng. Articulate Storyline có khả năng tích hợp và xuất nội dung dưới nhiều dạng tệp tin như HTML5, SCORM hoặc Tin Can API, rất dễ dàng để phân phối bài giảng trên nhiều hệ thống quản lý học tập khác nhau.
– iSpring Suite: đa năng, dễ sử dụng và gồm nhiều ứng dụng để tạo ra bài giảng điện tử chất lượng cao, sở hữu các tính năng như trình chiếu Powerpoint tương tác, tạo câu hỏi hay chuyển đổi sang định dạng HTML5.
(2) Các công cụ thiết kế bài giảng trên điện toán đám mây (Cloud-based tools)
Cloud-based tools là các công cụ thiết kế bài giảng dựa trên nền tảng điện toán đám mây, có nghĩa là các phần mềm này được lưu trữ và quản lý từ xa trên máy chủ của nhà cung cấp. người sử dụng truy cập và sử dụng thông qua Internet mà không phải cài đặt phần mềm về máy tính.
Các công cụ thiết kế bài giảng trên điện toán đám mây có thể kể đến:
– Rise: cho phép người dùng xây dựng các bài giảng điện tử đa nền tảng và có thể tương thích với các bị di động cũng như máy tính để bàn. Ưu điểm của công cụ này nằm ở khả năng phân phối nội dung một cách linh hoạt, khi có thể chia sẻ qua các liên kết, nhúng vào web hoặc LMS, hay xuất ra file SCORM để tích hợp vào các hệ thống quản lý học tập của tổ chức.
– Lectora Online: được phát triển bởi Trivantis, Lectora Online cung cấp nhiều công cụ để xây dựng các bài giảng điện tử đa định dạng và tương tác cao, hoặc có thể sử dụng các mẫu có sẵn và tùy chỉnh theo yêu cầu riêng. Lectora Online cho phép chia sẻ nội dung và cộng tác giữa nhiều người (dạng teamspace), rất tiện ích cho các bài giảng cần sự tham gia của nhiều người.
– Gomo Learning: ngoài việc sở hữu các tính năng thiết kế tương tự với các công cụ thiết kế bài giảng đào tạo online khác, Gomo Learning còn cho phép tái sử dụng và chia sẻ nội dung. Người dùng được phép “nhập khẩu” nội dung từ các công cụ hay hệ thống khác, sau đó chỉnh sửa trên Gomo Learning cùng với teamspace của mình.
(3) Các công cụ thiết kế bài giảng dựa trên Powerpoint (Powerpoint-based tools)
Powerpoint-based tools là các công cụ tồn tại dưới dạng tiện ích bổ sung của Powerpoint, cho phép chuyển đổi và xuất bản các trang slide Powerpoint thành nội dung e-Learning có tính tương tác.
Một số công cụ thiết kế bài giảng dựa trên Powerpoint (Powerpoint-based tools) gồm:
– Articulate Studio: là một công cụ thiết kế nội dung bài giảng đào tạo online dựa trên Powerpoint. Thành phần của Articulate Studio gồm: Presenter, Quizmaker, Engage và Replay.
– Adobe Presenter: đây là một plugin tích hợp vào Powerpoint để biến các slide thành bài giảng đào tạo online, có tính tương tác cao. Adobe Presenter có thể xuất nội dung dưới nhiều định dạng như Tin Can API và SCORM, đồng thời cho phép phân phối và tích hợp nội dung bài giảng vào các LMS khác.
(4) Các công cụ thiết kế bài giảng dựa trên LMS (LMS-based tools)
Đây là các công cụ được tích hợp sẵn trong các hệ thống quản lý học tập (LMS), cho phép người dùng sử dụng để xây dựng bài giảng gồm văn bản, hình ảnh, video, quiz…. Các công cụ này sẽ phụ thuộc vào tính năng được phát triển của riêng từng nhà cung cấp, hoặc được thiết kế dựa theo nhu cầu tùy chỉnh của doanh nghiệp.
Ngoài các nhóm công cụ thiết kế bài giảng đào tạo online trên, các nhà thiết kế bài giảng điện tử còn có thể sử dụng các phần mềm, công cụ sau: Graphics Design Tools, Screen Recording Tools, Video Editing Tools, Audio Recording Tools, Photo Editing Tools…
Xem thêm: Khi nào doanh nghiệp nên “bắt tay” thiết kế chương trình đào tạo?
Phát triển bản mô phỏng (prototype)
Sau khi lựa chọn công cụ thiết kế bài giảng phù hợp với nhu cầu, việc cần làm tiếp theo chính là phát triển các bản mô phỏng – hay còn gọi là prototype trước khi chính thức sản xuất bài giảng. Nếu tiếp tục so sánh với quá trình xây dựng một căn nhà, thì phát triển demo chính là việc tạo ra một mô hình 3D của ngôi nhà để, với mục đích trực quan hóa bản vẽ trong giai đoạn thiết kế và có những điều chỉnh kịp thời.
Bản mô phỏng là gì?
Bản mô phỏng bài giảng e-Learning (e-Learning prototype) là một bản thử nghiệm ban đầu của bài giảng dự kiến sản xuất, giúp xác định và kiểm tra các yếu tố quan trọng của bài giảng như cấu trúc nội dung, giao diện người dùng, khả năng tương tác và các tính năng khác sẽ xuất hiện trong bài giảng.
Bắt đầu với một bản mô phỏng có thể giúp người thiết kế bài giảng nói riêng và doanh nghiệp trong hoạt động nói chung:
– Điều chỉnh kịp thời trước khi sản xuấtbài giảng chính thức: vì e-Learning prototype thường chỉ là vài trang slide, một vài đoạn video mẫu dự kiến hay các định dạng dự kiến sẽ sản xuất, nên việc các bên liên quan đưa ra ý kiến chỉnh sửa sẽ rất dễ dàng. Điều này giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại kế hoạch của mình trước khi đầu tư nguồn lực vào phát triển toàn bộ nội dung đào tạo online.
– Xác thực chức năng sẽ có trong bài giảng: việc tạo e-Learning prototype cho phép các nhà thiết kế bài giảng đảm bảo rằng tất cả các tương tác dự kiến trong storyboard có thể thực hiện được, giúp ý tưởng không chỉ còn trên giấy.
Lựa chọn định dạng mô phỏng
(1) Bản mô phỏng khung – Wireframe prototype
Là bản mô phỏng sơ bộ phần giao diện, cấu trúc tổ chức của bài giảng, thường gồm văn bản, hình ảnh và đồ họa đơn giản. Mục đích của wireframe prototype là để định hình cấu trúc của bài giảng, nên không chứa nội dung chi tiết hay các chức năng cụ thể. Thay vào đó, bản mô phỏng này tập trung vào việc xác định danh mục và vị trí của các phần quan trọng sẽ có trong bài giảng như menu, hộp thoại, thanh công cụ…
(2) Bản mô phỏng hình ảnh – Visual prototpe
Trong khi bản mô phỏng khung được sử dụng để mô tả cấu trúc, thì bản mô phỏng hình ảnh (visual prototype) được dùng để diễn tả giao diện của bài giảng. Bản mô phỏng này có thể gồm (hoặc không) nội dung thực, nhưng trọng tâm cần có là phông chữ, màu sắc, hình ảnh, graphics, animations và bố cục tổng thể của giao diện bài giảng.
(3) Bản mô phỏng chức năng – Functional prototype
Functional prototype là bản mô phỏng được phát triển đầy đủ các tính năng của bài giảng, với mục đích xác thực trải nghiệm học tập tổng thể, kiểm tra, đánh giá và thu thập phản hồi của người dùng để có điều chỉnh kịp thời. Bản mô phỏng này thường gồm các điểm tương tác, chức năng cố định, dữ liệu giả định hoặc các chức năng khác… được hiện thị thông qua giao diện người dùng tương tự như bài giảng chính thức.
Thực hiện quá trình Đánh giá, Chỉnh sửa và Lặp lại
Sau khi đã phát triển các bản mô phỏng, một trong những việc mà chuyên gia thiết kế bài giảng điện tử cần làm chính là tiếp nhận phản hồi từ các bên liên quan để từ đó tiến hành đánh giá, chỉnh sửa và tiếp tục lặp lại cho đến khi đưa ra 1 prototype phù hợp nhất. Đây là một quá trình rất quan trọng trước khi tiến hành sản xuất bài giảng chính thức. Trong quá trình đó, có một số lưu ý mà doanh nghiệp nên đảm bảo để tối ưu thời gian và nguồn lực cần thiết:
Một là, đảm bảo các bên liên quan hiểu được cách đánh giá bài giảng – Đúng cách
Điều này là quan trọng, vì nếu không có chỉ dẫn cụ thể sẽ có thể dẫn đến những đánh giá “lạc đề” vì sự quan tâm của mỗi cá nhân về một chủ thể là không tương đồng. Trong giai đoạn này, cần yêu cầu đánh giá sát sao về cách trình bày nội dung, tính tương tác và tổng thể thiết kế trực quan thay vì nội dung chi tiết.
Hai là, đảm bảo đúng đúng đối tượng đánh giá bài giảng – Đúng người
Mỗi giai đoạn trong việc phát triển nội dung đào tạo sẽ có sự tham gia của các đối tượng liên quan khác nhau, và tỏng giai đoạn đánh giá prototype này cũng vậy. Hãy đảm bảo rằng những người tham gia đánh giá đang thực hiện đúng với vai trò cũng như chuyên môn của mình, đồng thời hạn chế sự tác động của những người có sự liên quan thấp hơn để tránh bị ảnh hưởng không đáng có.
Ba là, tiếp tục thực hiện quy trình đánh giá, chỉnh sửa và lặp lại.
Sau khi thu thập các phản hồi, đánh giá về các bản mô phỏng của nội dung đào tạo online, các chuyên gia thiết kế bài giảng cần tiếp tục lặp lại quy trình đánh giá, chỉnh sửa và lặp lại cho đến khi đưa ra một prototype hoàn chỉnh và phù hợp nhất. Trên cơ sở bản prototype cuối cùng này, việc sản xuất ra các bài giảng đào tạo online chính thức sẽ trơn tru và dễ dàng hơn rất nhiều.
Xem thêm: 5 lí do doanh nghiệp gặp thất bại khi xây dựng chương trình đào tạo
Kết
Abraham Lincoln đã từng nói: “Nếu tôi có 8 giờ để hạ một cái cây, tôi sẽ dành 6 giờ để mài sắc lưỡi rìu của tôi” và điều này vẫn đúng nếu nhìn vào quá trình xây dựng bài giảng đào tạo online. Nếu coi việc sản xuất bài giảng chính thức là hạ cây thì việc thiết kế và đánh giá các bản mô phỏng chính là giai đoạn chuẩn bị. Việc xây dựng bài giảng điện tử có đạt được sự tối ưu hay sẽ phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị trước khi chính thức sản xuất có hiệu quả hay không.
Liên hệ OES – Công ty CP Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng về số hóa bài giảng đào tạo online!